Nhận biết
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi cho Ba(OH)2 dư vào dung dịch chứa FeCl3, CuSO4, AlCl3 thu được kết tủa. Nung kết tủa trong không khí đến khi khối lượng không đổi, thu được chất rắn X. X là:

Đáp án:
  • Câu A. Fe2O3, CuO

  • Câu B. Fe2O3, CuO, BaSO4 Đáp án đúng

  • Câu C. Fe3O4, CuO, BaSO4

  • Câu D. FeO, CuO, Al2O3

Giải thích:

3Ba(OH)2 + 2FeCl3 → 3BaCl2 + 2Fe(OH)3 2Fe(OH)3 → Fe2O3 + 3H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO; Fe2O3; FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO; Fe2O3; FeO tác dụng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa H2SO4 1M và HCl 1M. Để khử hoàn toàn m gam hỗn hợp X (nung nóng) cần tối thiểu V lít khí CO (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

nH+ = 0,1 x 2 + 0,1 = 0,3 mol

2H+ + O2- → H2O

0,3 → 0,15

CO + [O] → CO2

0,15 ← 0,15

=> V = 0,15 x 22,4 = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ăn mòn điện hóa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đặc điểm của ăn mòn điện hóa là :


Đáp án:
  • Câu A. Không phát sinh dòng điện.

  • Câu B. Có phát sinh dòng điện

  • Câu C. Tốc độ ăn mòn phụ thuộc vào nhiệt độ

  • Câu D. Tốc độ ăn mòn không phụ thuộc vào nhiệt độ.

Xem đáp án và giải thích
Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các nguyên tố s, p, d, f thuộc những nhóm nào trong bảng tuần hoàn?


Đáp án:

 Các nguyên tố s thuộc nhóm IA, IIA và He thuộc nhóm VIIIA.

Các nguyên tố p thuộc các nhóm IIIA, IVA, VA, VIA, VIIA, VIIIA (trừ He). Các nguyên tô d thuộc các nhóm IB đến VIIIB.

Các nguyên tố f thuộc 2 họ nguyên tố Lantan và Actini.

Xem đáp án và giải thích
Giá trị của m gần nhất
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX < MY < MZ ), T là este tạo bởi X, Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp M gồm X, Y, Z, T (trong đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Mặt khác, đun nóng 26,6 gam M với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 13,3 gam M phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1M và đun nóng, thu được dịch N. Cô cạn dung dịch N thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m gần nhất với

Đáp án:
  • Câu A. 38,04.

  • Câu B. 24,74.

  • Câu C. 16,74

  • Câu D. 25,10.

Xem đáp án và giải thích
Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4 và 0,12 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2A. Tính thể tích khí (đktc) thoát ra ở anot sau 9650 giây điện phân 


Đáp án:

ne = (I.t)/F = 0,2 mol

nCl- = nNaCl = 0,12 mol

2Cl- → Cl2 + 2e

0,12       0,06    0,12

2H2O → O2 + 4H+ + 4e

             0,02       0,08

→ n khí tổng = 0,08 mol

→ V = 1,792 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…