Có ba cốc đựng lần lượt: nước mưa, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba cốc đựng lần lượt: nước mưa, nước có tính cứng tạm thời, nước có tính cứng vĩnh cửu. Hãy nhận biết nước đựng trong mỗi cốc bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình phản ứng.


Đáp án:

Đun nóng 3 cốc , cốc có kết tủa xuất hiện là cốc có chứa nước cứng tạm thời

Ca(HCO3)2 to → CO2 + CaCO3 + H2O

Mg(HCO3)2 to → CO2 + MgCO3 + H2O

Nhỏ dung dịch Na2CO3 vào hai mẫu nước còn lại, cốc có kết tủa xuất hiện là cốc nước cứng vĩnh cửu, còn lại là nước mưa (nước mềm)

CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓

CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết chung về cacbohiđrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho biết chất nào sau đây thuộc monosacarit


Đáp án:
  • Câu A. saccarozo

  • Câu B. glucozo

  • Câu C. xenlulozo

  • Câu D. tinh bột

Xem đáp án và giải thích
Xác định muối trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2 và AgNO3.

  • Câu B. AgNO3 và Zn(NO3)2.

  • Câu C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2.

  • Câu D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

Xem đáp án và giải thích
Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CrCl3là x

nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol

CrCl2  +   3NaOH     -->  Cr(OH) + 3NaCl

x                 3x                      x                 3x

Cr(OH)  +  NaOH    --> NaCrO2 + 2H2O

0,4 - 3x          0,4 - 3x

nCr(OH)3dư =4x – 0,4 = 0,1

x = 0,125

CM (CrCl3) = 1,25M

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba ?


Đáp án:

Liên kết đơn: (còn gọi là liên kết σ) được tạo bởi một cặp e dùng chung

Thí dụ: H:H

CTCT H-H

Liên kết đôi: tạo bởi 2 cặp e dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và một liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ H2C :: CH2

CTCT H2C=CH2

Liên kết ba: được toạ bởi ba cặp dùng chung. Trong đó có một liên kết σ bền vững và hai liên kết π linh động, dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hoá học.

Thí dụ HC⋮⋮CH

CTCT: HC≡CH

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

Đáp án:
  • Câu A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3.

  • Câu B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.

  • Câu C. Cho CaO vào nước dư.

  • Câu D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…