Phản ứng không xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ở điều kiện thường, thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng ?

Đáp án:
  • Câu A. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch NaHCO3. Đáp án đúng

  • Câu B. Cho dung dịch Na2CO3 vào nước cứng vĩnh cửu.

  • Câu C. Cho CaO vào nước dư.

  • Câu D. Cho dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Ba(HCO3)2.

Giải thích:

Chọn A. A. BaCl2 + NaHCO3: không phản ứng ở nhiệt độ thường. B. Ca2+ + CO3(2-) → CaCO3↓ và Mg2+ + CO3(2-) → MgCO3↓; C. CaO + H2O → Ca(OH)2 D. BaCl2 + NaHSO4 → BaSO4↓ + NaCl + HCl

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng tạo chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?


Đáp án:

nFe = nS = 0,1 mol dư

Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư

Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.

Xét cả quá trình:

Fe → Fe2+ +2e

O2 +4e → O2-

S → S+ 4 + 4e

Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS

=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho các chất: A. NaCl B. Ca(OH)2 C. Na2CO3 D. HCl E. BaCl2 F. Na2SO4 Những chất nào có thể a. làm mềm nước có tính cứng tạm thời. b. làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các chất:

A. NaCl

B. Ca(OH)2

C. Na2CO3

D. HCl

E. BaCl2

F. Na2SO4

Những chất nào có thể

a. làm mềm nước có tính cứng tạm thời.

b. làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu.

Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a, Đáp án B hoặc C

Để làm mềm nước cứng tạm thời có thể dùng Ca(OH)2 hoặc Na2CO3 do chúng làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ dưới dạng muối cacbonat theo các phương trình :

Ca(OH)2 OH- + HCO3- → CO32- +H2O

CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓

CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓

Na2CO3: CO32- + Mg2+ → MgCO3 ↓

CO32- + Ca2+ → CaCO3 ↓

b. Đáp án C(phản ứng xem phần a)

Xem đáp án và giải thích
Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Ba dung dịch: glucozơ, saccarozơ và fructozơ có tính chất chung nào sau đây ?

Đáp án:
  • Câu A. Đun nóng với Cu(OH)2 có kết tủa đỏ gạch.

  • Câu B. Hòa tan Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam.

  • Câu C. Đều tác dụng với dung AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag.

  • Câu D. Đều tham gia phản ứng thủy phân.

Xem đáp án và giải thích
Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuỷ phân hoàn toàn 10 gam một lipit trung tính cần 1,68 gam KOH. Từ 1 tấn lipit trên có thể điều chế được bao nhiêu tấn xà phòng natri 72%.


Đáp án:

Theo đề bài

⇒ Thủy phân 10 g lipid cần nNaOH = nKOH = 1,68 : 56 = 0,03 mol

⇒ Thủy phân 1 tấn lipid cần nNaOH = 3000 mol

⇒nC3H5(OH)3 = 1/3nNaOH = 1000 mol

BTKL ⇒ mxà phòng = 106 + 3000.40 - 1000.92 = 1028000 = 1,028 tấn

⇒ mxà phòng (72%) = 1,028 : 0,72 = 1,428 tấn

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…