Có 3 chất rắn là Cu, Al, CuO đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn. Để nhận biêt 3 chất rắn trên, ta dùng thuốc thử là:
Câu A. Dung dịch NaOH
Câu B. dung dịch CuSO4
Câu C. Dung dịch HCl Đáp án đúng
Câu D. khí H2
Chọn C
Cho dd HCl lần lượt vào 3 mẫu thử chứa các chất rắn trên:
- Chất rắn không tan trong dd HCl là Cu
- Chất rắn tan tạo bọt khí là Al
PTHH: 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2
- Chất rắn tan trong dd HCl thành dd xanh là CuO
PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
Viết tường trình
1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.
3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit
1. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit.
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd H2SO4 loãng.
Cho tiếp 1 viên kẽm nhỏ vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Có bọt khí nổi lên
Giải thích: Vì Zn đứng trước H trong dãy hoạt động hóa học nên có thể đẩy được H ra khỏi dung dịch axit của nó → có khí H2 thoát ra.
Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2
Vai trò: Trong phản ứng trên Zn là chất khử, H+(H2SO4) là chất oxi hóa..
2. Phản ứng giữa kim loại và dung dịch muối.
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd CuSO4 loãng.
Cho vào ống nghiệm 1 đinh sắt đã làm sạch bề mặt.
Để yên 10p, quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Đinh sắt có 1 lớp màu đỏ bám vào, màu xanh của CuSO4 bị mất đi
Giải thích: Vì Fe đứng trước Cu trong dãy hoạt động hoá học nên có thể đẩy Cu ra khỏi dung dịch muối → lớp Cu màu đỏ bám vào đinh sắt.
Phương trình phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Vai trò: Fe là chất khử, Cu2+ (CuSO4 ) là chất oxi hóa
3. Phản ứng oxi hóa - khử trong môi trường axit
Tiến hành TN: Rót vào ống nghiệm khoảng 2ml dd FeSO4, thêm vào ống 1ml dd H2SO4 loãng.
Nhỏ từng giọt KMnO4 vào ống nghiệm, lắc nhẹ mỗi lần nhỏ KMnO4.
Quan sát hiện tượng
Hiện tượng: Màu thuốc tím nhạt dần → hết màu
Giải thích: Vì trong môi trường axit FeSO4 là chất khử, xảy ra sự oxi hóa Fe2+ → Fe3+; Mn từ Mn7+ → Mn2+
Phương trình phản ứng: 10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + 2MnSO4 + K2SO4 + 8H2O
Vai trò: Fe2+ (FeSO4) là chất khử, Mn+7 (KMnO4) là chất oxi hóa.
Nung nóng NaOH dư với 5 kg cát khô, thu được 9,15 kg Na2SiO3. Hàm lượng SiO2 trong cát là bao nhiêu %?
SiO2 → Na2SiO3
60kg → 122kg
4,5kg ← 9,15kg
%SiO2 = (4,5/5) x 100% = 90%
Có những muối sau: CaCO3, CaSO4, Pb(NO3)2, NaCl. Muối nào nói trên:
a) Không được phép có trong nước ăn vì tính độc hại của nó?
b) Không độc nhưng cũng không được có trong nước ăn vì vị mặn của nó?
c) Không tan trong nước, nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao?
a) Không được phép có trong nước uống vì tính độc hại: Pb(NO3)2
b) Không độc nhưng cũng không nên có trong nước uống vì vị mặn của nó: NaCl
c) Không tan trong nước nhưng bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaCO3
PTHH: CaCO3 --t0--> CaO + CO2
d) Rất ít tan trong nước và khó bị phân hủy ở nhiệt độ cao: CaSO4.
Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí clo bằng những phản ứng sau:
a) Dùng MnO2 oxi hóa dung dịch HCl đặc.
b) Dùng KMnO4 oxi hóa dung dịch HCl đặc.
c) Dùng H2SO4 đặc tác dụng với hỗn hợp NaCl và MnO2.
Hãy viết các phương trình hóa học.
a)
MnO2 + 4HCl --> MnCl2 + Cl2 + 2H2O
b)
2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O
c)
4NaCl + 2H2SO4đ + MnO2 → 2Na2SO4 + MnSO4 + Cl2 + 2H2O
Câu A. Nhôm không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu B. Nhôm có tính dẫn điện và dẫn nhiệt lớn hơn tính dẫn điện và dẫn nhiệt của sắt.
Câu C. Trong công nghiệp, nhôm được sản xuất từ quặng boxit.
Câu D. Nhôm có cấu tạo kiểu mạng tinh thể lập phương tâm diện.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB