Để khử hoàn toàn 8,00 gam bột Fe2O3 bằng bột Al (ở nhiệt độ cao, trong điều kiện không có không khí) thì khối lượng bột nhôm cần dùng là
Fe2O3 + 2Al → Al2O3 + 2Fe
0,05 →0,1
=> m Al = 2,7 gam
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: khí oxi, không khí, và hiđro. Bằng thí nghiệm nào có thể nhận ra chất khí trong mỗi lọ?
- Cho que đóm còn tàn đỏ vào từng bình chứa khí
+ Bình làm que đóm bùng cháy mãnh liệt là bình chứa oxi
+ Hai bình không hiện tượng là hai bình chứa không khí và hiđro.
- Phân biệt hai bình chứa không khí và hiđro
Dẫn lần lượt khí ở từng bình qua ống nghiệm đựng CuO nung nóng
+ Nếu CuO từ màu đen chuyển sang màu đỏ thì khí là H2
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
+ Nếu không hiện tượng → không khí.
Khử m gam bột CuO bằng khí H2 ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp chất rắn X. Để hòa tan hết X cần vừa đủ 1 lít dung dịch HNO3 1M, thu được 4,48 lít NO (đktc). Hiệu suất của phản ứng khử CuO bằng bao nhiêu?
CuO + H2 --t0--> Cu + H2O (1)
Vì chất rắn X tác dụng với HNO3 tạo ra khí NO =>X phải có CuO và Cu dư
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O (2)
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O (3)
Ta có: nNO = 0,2 mol.
Theo (2): nCu = 3/2nNO= 0,3; nHNO3= 8/3nNO= 0,8 (mol).
Theo (3): nCuO= 1/2nHNO3= 1/2(1−0,8) = 0,1
=> nCuO ban đầu= nCuO + nCu dư = 0,1 + 0,3 = 0,4 (mol)
Hiệu suất của quá trình khử CuO là : H = 0,3/0,4.100 = 75%.
Viết phương trình hóa học của các phản ứng hoàn thành dãy chuyển hóa sau:
Trong phòng thí nghiệm có các lọ đựng dung dịch NaCl, H2SO4, NaOH có cùn nồng độ là 0,5M.
a) Lấy 1 ít mỗi dung dịch trên vào ống nghiệm riêng biệt. Hỏi phải lấy như thế nào để có số mol chất tan có trong mỗi ống nghiệm là bằng nhau?
b) Nếu thể tích dung dịch có trong mỗi ống nghiệm la 5ml. Hãy tính số gam chất tan có trong mỗi ống nghiệm.
a) Theo công thức: n = CM.V
Muốn có số mol bằng nhau thì thể tích cũng bằng nhau
Vì CM = 0,5 mol/l. Do đó ta phải lấy thể tích các dung dịch bằng nhau vào các ống nghiệm.
b) Số mol chất tan có trong dung dịch của mỗi ống nghiệm:
V = 5ml = 0,005lit
n = CM.V = 0,5.0,005=0,0025(mol)
mNaCl = n.M = 0,0025.58,5 = 0,14625(g)
mH2SO4 = 0,0025.98 = 0,245(g)
mNaOH = 0,0025.40 = 0,1(g)
Biết rằng khối lượng một nguyên tử oxi nặng gấp 15,842 lần và khối lượng nguyên tử cacbon nặng gấp 11,906 lần khối lượng của nguyên tử hiđro. Hỏi nếu chọn 1/12 khối lượng nguyên tử cacbon làm đơn vị thì H, O có nguyên tử khối là bao nhiêu?
Khối lượng của 1 nguyên tử C là 12u.
Theo đề bài ta có: MC = 11,906.MH
MH = 12/11,906 = 1,008u
MO = 15,842. MH = 15,842.1,008 = 15,969u.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB