Phương pháp thủy luyện
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thủy luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

Đáp án:
  • Câu A. Ca

  • Câu B. Fe Đáp án đúng

  • Câu C. Na

  • Câu D. Ag

Giải thích:

Đáp án B. Dùng kim loại đứng trước đẩy kim loại đúng sau ra khỏi dd muối.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lít khí NO (đktc). Tìm V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 0,81 gam bột Al với bột Fe2O3 và CuO rồi nung nóng để tiến hành phản ứng nhiệt nhôm, thu được hỗn hợp X. Hòa tan X trong dung dịch HNO3 loãng, nóng, thu được V lít khí NO (đktc). Tìm V?


Đáp án:

 Ta có: nAl = 0,03 (mol)

    Các phương trình phản ứng:

    2Al + Fe2O3 → Al2O3 + 2Fe         (1)

    2Al + 3CuO → Al2O3 + 3Cu         (2)

    Gọi số mol Al tham gia phản ứng (1) là x, tham gia phản ứng (2) là y.

    Theo (1): nFe = nAl = x (mol)

    Theo (2): nCu = 3/2 nAl = 3/2.y (mol)

    Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O         (3)

    3Cu + 8HNO3 loãng → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O         (4)

    Theo (3): nNO/( 3) = nFe = x (mol).

    Theo (4): nNO/(4) = 2/3 .nCu = 2/3 .x. 3/2 .x .y = y(mol)

    ⇒ nNO = x + y = 0,03 (mol) ⇒ VNO = 0,03 x 22,4 = 0,672 (lít).

Xem đáp án và giải thích
Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung 65.1 g muối cacbonat của kim loại M hóa trị II thu được V lít CO2. Sục CO2 thu được vào 500ml Ba(OH)2 0,95M được 34,475g kết tủa. Tìm kim loại M?


Đáp án:

MCO3 −to→ MO + CO2

nBa(OH)2 = 0,95.0,5 = 0,475 mol

Khi sục CO2 vào Ba(OH)2 kết tủa thu được là BaCO3 →

nBaCO3 = 34,475/197 = 0,175 mol

nBaCO3 = 0,175 < nBa(OH)2

TH1 chỉ tạo thành muối cacbonat → nCO2 = nBaCO3 = 0,175 mol

→ nMCO3 = 0,175 mol → MMCO3 = 65,1/0,175 = 372

→ không có kim loại nào phù hợp

TH2 tạo thành hai muối BaCO3: 0,175 mol và Ba(HCO3)2: y mol

BTNT Ba: 0,175 + y = 0,475 → y =0,3

nCO2 = nBaCO3 + 2nBa(HCO3)2 = 0,175 + 2.0,3 = 0,775 mol

nMCO3 = nCO2 = 0,775mol → MMCO3 = 65,1/0,775 = 84 → M=24 → M: Mg

Xem đáp án và giải thích
X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8. a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó. b) Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X, Y, Z là những nguyên tố có số đơn vị điện tích hạt nhân là 9, 19, 8.

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố đó.

b) Dự đoán kiểu liên kết hóa học có thể có giữa các cặp X và Y, Y và Z, X và Z.


Đáp án:

a. Cấu hình electron nguyên tử là:

X (Z = 9): 1s22s22p5

Y (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1

Z (Z = 8): 1s22s22p4

b. Liên kết giữa X và Y là liên kết ion

Liên kết giữa X và Z là liên kết cộng hóa trị có cực

Liên kết giữa Y và Z là liên kết ion.

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích hỗn hợp A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A gồm clo và oxi. A phản ứng vừa hết với một hỗn hợp gồm 4,8 gam magie và 8,10g nhôm tạo ra 37,05gam hỗn hợp các muối clorua và oxit của hai kim loại. Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng và theo thể tích hỗn hợp A.


Đáp án:

nAl = 8,1/27 = 0,3 (mol); nMg = 4,8/24 = 0,2 (mol).

Đặt số mol O2 và Cl2 cần dùng lần lượt là a mol và b mol

Qúa trình nhường electron:

Al0   - 3e  ---> Al3+

0,3       0,9         0,3

Mg - 2e        ----> Mg2+

0,2        0,4                0,2

Qúa trình nhận electron:

O20  + 4e ---> 2O2-

a           4a        2a

Cl20 + 2e       ---> 2Cl-

b           2b              2b

∑ne nhường = (0,9 + 0,4) = 1,3 (mol)

∑ne nhận = (4a + 2b)(mol)

∑ne nhường = ∑e nhận ⇒ 1,3 = 4a + 2b (∗)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:

mAl + mMg + mO2 + mCl2 = mZ

⇒ mO2 + mCl2 = 32a + 71b = 37,05- ( 8,1 + 4,8) = 24,15 (∗∗)

Giải hệ (∗) và (∗∗) ta được: {a = 0,2; b = 0,25)

Thành phần phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A

%VO2 = %nO2 = (0,2. 100%)/(0,2 + 0,25) = 44,44%;

%VCl2 = %nCl2 = 100% - 44,44% = 55,56%

Thành phần phần trăm khối lượng mỗi khí trong hỗn hợp A

%mO2/A = (6,4/24,15). 100% = 26,5%;

%mCl2/A = (17,75/24,15). 100% = 73,5%.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A chứa Fe và kim loại M có hóa trị không đổi trong mọi hợp chất. Tỉ lệ số mol của M và Fe trong hỗn hợp là 1 : 3. Cho 19,2 gam hỗn hợp A tan hết vào dung dịch HCl thu được 8,96 lít khí H2 Cho 19,2 gam hỗn hợp A tác dụng hết với Cl2 thì cần dùng 13,32 lít khí Cl2. Xác định kim loại M và phần trăm khối lượng các kim loại trong hỗn hợp A. Các thể tích khí đo ở đktc.


Đáp án:

Gọi hóa trị của M là n

Gọi nMg = x mol ⇒ nFe = 3.x mol

Số mol H2 là: nH2 = 0,4 (mol)

Số mol Cl2 là: nCl2 = 0,55 mol

Theo bài ra ta có hệ phương trình:

Giải hệ pt ⇒ x = 0,1 mol ⇒ n = 2 ⇒ M = 24

Vậy M là Mg

nMg = 0,1 mol ⇒ nFe = 0,3 mol

Thành phần % theo khối lượng

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…