Cho các phản ứng:
(1) SiO2 + dung dịch HF →
(2) F2 + H2O to→
(3) AgBr ánh sáng→
(4) Br2 + NaI (dư) →
Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là
Câu A. (1), (2), (3)
Câu B. (1), (3), (4)
Câu C. (2), (3), (4) Đáp án đúng
Câu D. (1), (2), (4)
(1) SiO2 + dung dịch HF → SiF4 + 2H2O
(2) F2 + H2O to→ 4HF + O2 ↑
(3) AgBr ánh sáng→ 2Ag + Br2
(4) Br2 + NaI (dư) → NaBr + I2
Trong bài thực hành thu khí oxi vào ống nghiệm bằng cách đẩy nước và đẩy không khí. Có 4 học sinh A, B, C, D đã lắp ráp dụng cụ thí nghiệm như sau đây. Hãy cho biết học sinh nào lắp ráp đúng? Giải thích. Xác định công thức các chất 1,2,3 có trong hình vẽ của thí nghiệm.
Học sinh A, C ráp đúng
Học sinh B, D ráp thí nghiệm sai vì ống dẫn khí oxi không đi vào ống nghiêm làm cho khí oxi sẽ mất mát 1 ít.
Để đốt cháy hoàn toàn 2,50 gam chất A phải dùng vừa hết 3,36 lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy chỉ có CO2 và H2O, trong đó khối lượng CO2 hơn khối lượng H2O là 3,70 gam. Xác định thành phần trăm khối lượng của H trong A?
Khi A tác dụng với O2chỉ sinh ra, và H2O, vậy A có chứa cacbon, hiđro, có thể có hoặc không có oxi.
Theo định luật bảo toàn khối lượng :
mCO2 + mH2O = mA+ mO2= 7,30 (g) (1)
Theo đầu bài: mCO2 + mH2O= 3,70(g). (2)
Từ hệ (1) và (2), tìm được mCO2= 5,50 g; mH2O= 1,80 gam.
Khối lượng C trong 5,50 gam CO2:
Khối lượng H trong 1,8 gam H2:
Đó cũng là khối lượng c và H trong 2,50 g chất A. Vậy chất A phải chứa O.
Khối lượng O trong 2,50 gam A: 2,50 - 1,50 - 0,200 = 0,80 (g)
Phần trăm khối lương của H: 0,2/2,5.100% = 8%
Viết các phương trình hóa học biểu diễn những chuyển đổi hóa học sau, ghi rõ các diều kiện của phản ứng và cho biết phản ứng nào thuộc loại phản ứng oxi hóa khử
Các phương trình hóa học của phản ứng
4Al + 3O2 → Al2O3 (1)
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O (2)
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (3)
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O (4)
Al(OH)3+ KOH → K[Al(OH)4] (5)
2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O (6)
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → 2Na[Al(OH)4] (7)
Trong các phản ứng đã cho (1) là phản ứng oxi hóa khử.
Trình bày kết quả của thí nghiệm điều chế khí oxi, thu khí oxi và đốt cháy lưu huỳnh trong khí oxi.
Thí nghiệm 1: Đun nóng KMnO4.
Chất rắn trong ống nghiệm chuyển dần thành màu đen, tàn đóm đỏ bùng cháy.
2KMnO4 --t0--> K2MnO4 + MnO2 + O2
Khi đun nóng kalipemaganat bị phân hủy tạo ra khí oxi.
Vì khí oxi duy trì sự cháy nên làm cho tàn đóm đỏ bùng cháy.
Chất rắn màu đen là MnO2.
=> KMnO4 bị nhiệt phân hủy, giải phóng oxi
Thí nghiệm 2: Đốt cháy lưu huỳnh trong không khí và trong khí oxi.
- Trong không khí lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ màu xanh nhạt.
- Trong khí oxi lưu huỳnh cháy mãnh liệt hơn.
- Tạo ra chất khí mùi hắc là lưu huỳnh đioxit.
S + O2 --t0--> SO2.
Vì trong lọ đựng oxi sự tiếp xúc của các phân tử lưu huỳnh với các phân tử oxi nhiều hơn trong không khí nên sự cháy xảy ra mãnh liệt hơn.
=> Ở nhiệt độ cao oxi dễ dàng phản ứng với phi kim tạo ra oxit axit.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet