Xác định muối trong dung dịch
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp gồm Fe và Zn vào dung dịch AgNO3 đến khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X gồm hai muối và chất rắn Y gồm hai kim loại. Hai muối trong X là


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2 và AgNO3.

  • Câu B. AgNO3 và Zn(NO3)2.

  • Câu C. Zn(NO3)2 và Fe(NO3)2. Đáp án đúng

  • Câu D. Fe(NO3)3 và Zn(NO3)2.

Giải thích:

Chọn đáp án C.

Dung dịch chứa 2 muối chứng tỏ Fe phản ứng một phần và AgNO3 hết. Dung dịch chứa Fe(NO3)2 và Zn(NO3)2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,28 gam kim loại M tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 2,912 lít H2 ở đktc. Tìm M?


Đáp án:

Số mol của Hiđro bằng: nH2 = 2,912/22,4 = 0,13 (mol).

Đặt hoá trị của M là n, khối lượng mol là M. Số mol của M: nM = (2/n). 0,13 = 0,26/n.

Ta có: 7,28 = (0,26/n). M nên M = 28n.

Chỉ có n = 2; M = 56 thoả mãn. M là kim loại sắt.

Xem đáp án và giải thích
Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy chỉ ra những tính chất hoá học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuaric. Viết các phương trình hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất khác biệt:

+ Với axit H2SO4 loãng có tính axit, còn H2SO4 đặc mới có tính oxi hoá mạnh, còn axit HNO3 dù là axit đặc hay loãng đề có tính oxi hoá mạnh khi tác dụng với các chất có tính khử.

+ H2SO4 loãng không tác dụng được với các kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học như axit HNO3.

   Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2

   3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O

Những tính chất chung:

∗ Với axit H2SO4 loãng và HNO3 đều có tính axit mạnh

+ Thí dụ:

Đổi màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

 

    2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3+ 6H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   H2SO4 + Na2SO3 → Na2SO4 + H2O + SO2

∗ Với axit H2SO4(đặc) và axit HNO3 đều có tính oxi hoá mạnh

+ Thí dụ:

Tác dụng được với hầu hết các kim loại (kể cả kim loại đứng sau hiđro trong dãy hoạt động hoá học) và đưa kim loại lên số oxi hoá cao nhất.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

    Cu + 2H2SO4(đặc) → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Tác dụng với một số phi kim (đưa phi kim lên số oxi hoá cao nhất)

    C + 2H2SO4(đặc) → CO2↑ + 2SO2↑ + 2H2O

    S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO↑

Tác dụng với hợp chất( có tính khử)

    3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO↑ + 5H2O

    2FeO + 4H2SO4(đặc) → Fe2(SO4)3 + SO2↑ + 4H2O

Cả hai axit khi làm đặc nguội đều làm Fe và Al bị thụ động hoá (có thể dùng bình làm bằng nhôm và sắt để đựng axit nitric và axit sunfuaric đặc)

Xem đáp án và giải thích
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).


Đáp án:

Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây: a. hỗn hợp khí: CH4 và CH3NH2 b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH, C6H5NH2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách để tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp sau đây:

a. hỗn hợp khí: CH4 và CH3NH2

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH, C6H5NH2


Đáp án:

Tách riêng các chất từ hỗn hợp

a. CH4 và CH3NH2: Hòa tan vào nước metyl amin tan còn CH4 bay ra

b. Hỗn hợp lỏng: C6H6, C6H5OH và C6H5NH2.

- Hòa tan hỗn hợp vào dung dịch HCl, chiết lấy phần lỏng không tan là C6H6 và C6H5OH còn C6H5NH2 tan và tạo muối.

C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl

Dung dịch muối thu được cho tác dụng với NaOH, chiết lấy anilin.

C6H5NH2 + NaOH → C6H5NH2 + H2O + NaCl

- Phần không tan trong dung dịch HCl là benzen và phenol đem hòa tan trong dung dịch NaOH, chiết lấy phần chất lỏng không tan là C6H6 còn phenol tan và tạo muối: C6H5NH2 + NaOH → C6H5ONa+ H2O

Sục khí CO2 vào dung dịch muối rồi chiết lấy phenol không tan.

C6H5ONa + H2O + CO2 → C6H5OH (kết tủa) + NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Kim loại kiềm kim loại kiềm thổ nhôm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là đúng

Đáp án:
  • Câu A. Thạch cao khan (CaSO4.H2O) được dùng làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương.

  • Câu B. Trong tự nhiên, các kim loại kiềm tồn tại dưới dạng hợp chất.

  • Câu C. Sắt là kim loại nặng, có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất trong các kim loại.

  • Câu D. Phèn chua có công thức là NaAl(SO4)2.12H2O được dùng để làm trong nước đục.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…