Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là bao nhiêu?


Đáp án:

Gọi số mol CrCl3là x

nNaOH = 0,4 mol; nCr(OH)3 = 0,1 mol

CrCl2  +   3NaOH     -->  Cr(OH) + 3NaCl

x                 3x                      x                 3x

Cr(OH)  +  NaOH    --> NaCrO2 + 2H2O

0,4 - 3x          0,4 - 3x

nCr(OH)3dư =4x – 0,4 = 0,1

x = 0,125

CM (CrCl3) = 1,25M

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hợp chất A tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOx) hóa trị III. Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng a. a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X. b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hợp chất A tạo bởi hidro và nhóm nguyên tử (XOx) hóa trị III.

   Biết rằng phân tử A nặng bằng phân tử H2SO4 và nguyên tố oxi chiếm 65,31% về khối lượng a.

   a) Xác định chỉ số y và nguyên tử khối của nguyên tố X.

   b) Viết tên, kí hiệu hóa học của X và công thức hóa học của A.


Đáp án:

a) Gọi công thức của A là H3XOy (vì nhóm XOy hóa trị III nên theo quy tắc hóa trị ta xác định được phân tử có 3 nguyên tử H)

Phân tử khối của H2SO4: 2 + 32 + 16.4 = 98 (đvC)

Vì A nặng bằng phân tử H2SO4 nên PTK của A là 98 đvC

Theo đề bài, ta có khối lượng của nguyên tố oxi trong hợp chất là:

16y = (65,31.98)/100

=> y = 4

→ có 4 nguyên tử oxi trong hợp chất A.

Vậy nguyên tử khối của X là: 98 – (3 + 64) = 31 (đvC)

b) Tên nguyên tố là photpho, kí hiệu hóa học là P.

Công thức hóa học của A là H3PO4.

Xem đáp án và giải thích
So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh chất béo và este về: thành phần nguyên tố, đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất?


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về phản ứng trùng hợp
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai chất nào sau đây đều tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime ?


Đáp án:
  • Câu A. Vinyl clorua và caprolactam

  • Câu B. Axit aminoaxetic và protein

  • Câu C. Etan và propilen

  • Câu D. Butan-1,3-đien và alanin

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam ankybenzen X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 2,65 gam ankybenzen X, thu được 4,48 lít CO2 (đktc). Tìm CTPT X?


Đáp án:

Đặt CTPT X là CnH2n-6

⇒ 2,65n/(14n-6) = 4,48/22,4 ⇒ n = 8

⇒ CTPT: C8H10

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…