Nước cứng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO42- và Cl- gọi là :

Đáp án:
  • Câu A. Nước có tính cứng vĩnh cửu

  • Câu B. Nước có tính cứng toàn phần Đáp án đúng

  • Câu C. Nước mềm

  • Câu D. Nước có tính cứng tạm thời

Giải thích:

Chọn B. - Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nước chứa ít hoặc không chứa các ion trên được gọi là nước mềm. - Nước cứng tạm thời: Tính cứng tạm thời của nước cứng là do các muối Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2 gây ra: - Nước cứng vĩnh cửu: Tính cứng vĩnh cửu của nước là do các muối CaCl2, MgCl2, CaSO4, MgSO4 gây ra,gọi là vĩnh cữu vì khi đun nóng muối đó sẽ không phân hủy - Nước có tính cứng toàn phần: Là nước có cả tính cứng tạm thời và vĩnh cửu. Vậy Nước có chứa các ion : Ca2+, Mg2+, HCO3-, SO4(2-) và Cl- gọi là nước cứng toàn phần.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 49,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho NH3 dư vào Y, lọc hết kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 49,8 gam hỗn hợp X gồm Cu, Fe, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng, dư khuấy đều đến phản ứng hoàn toàn có 2,4 gam kim loại không tan; 1,12 lít khí thoát ra (đktc) và thu được dung dịch Y. Cho NH3 dư vào Y, lọc hết kết tủa rồi nung trong không khí đến khối lượng không đổi, còn lại 40 gam chất rắn khan. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:


Đáp án:

Giải

Có kim loại không tan => muối sắt tạo thành là Fe2+

Cu(OH)2 tạo phức tan trong NH3 dư

Ta có: nH2 = 0,05 mol

nFe2O3 = 40 : 160 = 0,25 mol

=>Tổng nFe = 0,5 mol

Đặt : Cu ( amol), Fe (b mol), Fe2O3 ( c mol)

BTKL => 64a + 56b + 160c = 49,8

BT e => (a – 2,4/64).2 + 2b = 2c + 2.0,05

BTNT Fe => b + 2c = 0,5

→ 64a + 56b + 160c = 49,8; 2(a – 0,0375) + 2b = 2c + 0,1; b + 2c = 0,5

→ a = 0,19; b = 0,098; c = 0,2

→ %mCu = (0,19.64.100) : 49,8 = 24,42%

Xem đáp án và giải thích
Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín: CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0 Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau? a) Tăng dung dịch của bình phản ứng. b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng. c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng. d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng. e) Tăng nhiệt độ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hệ cân bằng sau xảy ra trong một bình kín:

CaCO3 (r) → CaO(r) + CO2 (k), ΔH > 0

Điều gì xảy ra nếu thực hiện một trong những biến đổi sau?

a) Tăng dung dịch của bình phản ứng.

b) Thêm CaCO3 vào bình phản ứng.

c) Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng.

d) Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng.

e) Tăng nhiệt độ.


Đáp án:

Điều sẽ xảy ra nếu:

a)Tăng dung tích của bình phản ứng lên ⇒ áp suất giảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều làm tăng áp suất (tăng số mol phân tử khí) ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

b)Thêm CaCO3 vào bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

c)Lấy bớt CaO khỏi bình phản ứng: cân bằng không chuyển dịch do chất rắn không làm ảnh hưởng tới cân bằng.

d)Thêm ít giọt NaOH vào bình phản ứng: NaOH phản ứng với CO2 ⇒ lượng CO2 giảm ⇒cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng CO2 ⇒ cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

e)Tăng nhiệt độ: cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt ⇒ Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập xác định công thức amino axit dựa vào phản ứng với NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit X trong phân tử chỉ chứa hai loại nhóm chức. Cho 0,1 mol X tác dụng vừa đủ với 0,2 mol NaOH, thu được 17,7 gam muối. Số nguyên tử hidro trong phân tử X là


Đáp án:
  • Câu A. 9

  • Câu B. 6

  • Câu C. 7

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ.

  • Câu B. amin.

  • Câu C. glucozơ.

  • Câu D. amino axit.

Xem đáp án và giải thích
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. - Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. - Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.

- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm. 

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.

- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.

⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3

⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn

Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:

Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3

NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…