Phương trình
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng: Fe(NO3)2 + KHSO4 → Fe(NO3)3 + Fe2(SO4)3 + K2SO4 + NO + H2O Tổng hệ số cân bằng của các chất tham gia phản ứng trong phương trình trên là:

Đáp án:
  • Câu A. 43

  • Câu B. 21 Đáp án đúng

  • Câu C. 57

  • Câu D. 27

Giải thích:

Chuyển phương trình về dạng ion: 3Fe2+ + 4H+ + NO3- → 3Fe3+ + NO + H2O Nhận thấy nFe2+ : nH+ = 3: 4 Để ý nhanh thấy tổng hệ số các chất tham gia phải chia hết cho 7 → chỉ có B hợp lý. Nếu cân bằng thì: 9Fe(NO3)2 + 12KHSO4 → 5Fe(NO3)3 + 2Fe2(SO4)3 + 6K2SO4 + 3NO + 6H2O

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Dạng toán thủy phân este (C2H4O2) trong môi trường kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Este X có công thức phân tử C2H4O2. Đun nóng 9,0g X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam muối. Giá trị của m là:


Đáp án:
  • Câu A. 12,3

  • Câu B. 8,2

  • Câu C. 15,0

  • Câu D. 10,2

Xem đáp án và giải thích
a) viết công thức cấu trúc các hidrocacbon sinh ra khi đehidro hóa butan với xúc tác ở nhiệt độ 500oC. b)Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Viết công thức cấu trúc các hidrocacbon sinh ra khi đehidro hóa butan với xúc tác ở nhiệt độ 500oC.

b) Nêu ý nghĩa của phản ứng trên.


Đáp án:

a) CH3-CH2-CH2-CH3→CH3-CH2-CH=CH2+H2

  CH3-CH2-CH2-CH3        ----------500oC-----→CH3-CH=CH=CH3+H2

b) Ý nghĩa : phản ứng trên dùng để điều chế anken.

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan hoàn toàn 8,1 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,344 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan hoàn toàn 8,1 gam Al trong dung dịch HNO3 loãng, dư thu được dung dịch X chứa m gam muối và 1,344 lít khí N2 (đktc). Giá trị của m là


Đáp án:

Ta có: nAl = 0,3 mol; nN2 = 0,06 mol

BT e => 3nAl = 10nN2 + 8nNH4+

=> nNH4+ = 0,0375 mol

=> m muối = mAl(NO3)3 + m NH4NO3 = 66,9g

Xem đáp án và giải thích
Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày cách nhận biết các ion trong các dung dịch riêng rẽ sau: Ba2+, Fe3+, Cu2+.


Đáp án:

Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào 3 mẫu thử, mẫu thử nào có kết tủa màu nâu đỏ thì mẫu thử đó chứa ion Fe3+

Fe3+ + 3NH3 + 3H2O → Fe(OH)3 ↓ + 3NH4+

Mẫu thử nào lúc đầu xuất hiện kết tủa màu xanh lục, sau đó kết tủa tan ra cho dung dịch màu xanh thẫm thì mẫu thử đó chứa ion Cu2+

Cu2+ + 2 NH3 + 2H2O → Cu(OH)2 ↓ + 2NH4+

Cu(OH)2 ↓ + 4NH3→ [Cu(NH3)4](OH)2

Cho dung dịch H2SO4 vào mẫu thử còn lại nếu có kết tủa trắng, không tan trong axit dư, mẫu thử đó chứa ion Ba2+

Ba2+ + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H+

Xem đáp án và giải thích
Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%. A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước. B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước. C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước. D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước. E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.

A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.

B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.

D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.

E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.


Đáp án:

Câu trả lời đúng: B.

C% = (mct/mdd).100%

=> mct = (5.200)/100 = 10g

mdd = mct + mnước ⇒ mnước = mdd - mct = 200g – 10g = 190g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…