Nung nóng m gam hỗn hợp X gồm Mg, Al và Cu trong O2 dư, thu được 15,1 gam hỗn hợp Y gồm các oxit. Hoà tan hết Y bằng lượng vừa đủ dung dịch gồm HCl 0,5M và H2SO4 0,5M, thu được dung dịch chứa 36,6 gam muối trung hoà. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Câu A.
11,9
Câu B.
10,3
Đáp án đúngCâu C.
8,3
Câu D.
9,8
Ta gọi nHCl = nH2SO4 = a mol
Bảo toàn NT H: 2nH2O = nHCl + 2nH2SO4 = 3a => nH2O = 1,5a
Qui đổi Y gồm kim loại (m gam) và O (1,5a mol)
mY = m + 1,5a.16 => m + 24a = 15,1 (1)
Bảo toàn: nCl- = a mol; nSO42- = a mol
m muối = m + mCl- + mSO42- = m + 35,5.a + 96a = 36,6 (2)
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.
Cho các chất : CH3COOH, CH3CHO, HCOOH, HCOOC2H5. Có bao nhiêu chất có thể tham gia phản ứng tráng gương ?
Câu A. 1
Câu B. 2
Câu C. 3
Câu D. 4
Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ
Hãy giải thích tại sao người ta thực hiện phản ứng tổng hợp amoniac ở khoảng 400oC đến 500oC, dưới áp suất cao (100 - 150atm, thực tế càng cao càng tốt) và dùng sắt hoạt hóa xúc tác.
Phản ứng hóa học tổng hợp amoniac là:
N2 + 3H2 ⇋ 2NH3 với ΔH= -92KJ
Đặc điểm của phản ứng tổng hợp NH3 là sau phản ứng có sự giảm số mol so với ban đầu, phản ứng tỏa nhiệt. Khi tăng áp suất, cân bằng chuyển sang chiều thuận, nên phản ứng thực hiện ở áp suất càng cao càng tốt. Do phản ứng tỏa nhiệt cho nên về nguyên tắc cân bằng sẽ chuyển sang chiều thuận khi giảm nhiệt độ, tuy nhiên khi nhiệt độ thấp thì tốc độ phản ứng lại chậm nên hiệu quả kinh tế thấp. Do đó, người ta dung hòa hai xu hướng trên ở nhiệt độ 400 – 450oC. Chất xúc tác nhằm mục đích tăng tốc độ của phản ứng.
Một số hợp chất của nguyên tố T hóa trị III với nguyên tố oxi, trong đó T chiếm 53% về khối lượng.
a) Xác định nguyên tử khối và tên nguyên tố T.
b) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
a) Gọi công thức của hợp chất là T2O3 và a là nguyên tử khối của T.
Theo đề bài, ta có tỉ lệ phần trăm khối lượng của T:
2a/(3.16) = 53%/(100%-53%) = 53/47
=> a = 27 đvC
Nguyên tố T là nhôm.
b) Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3.
Phân tử khối: 27.2 + 16.3 = 102 đvC.
Câu A. 3
Câu B. 5
Câu C. 4
Câu D. 2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB