Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 mẫu kim loại Ba, Mg, Fe, Al, Ag nếu chỉ dùng dung dịch H2SO4 loãng có thể nhận biết được những kim loại nào. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

Trích mẩu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Cho dung dịch H2SO4 loãng lần lượt vào các mẩu thử.

Kim loại không tan là Ag, các kim loại còn lại tan và tạo khí H2 và các dung dịch muối.

Trường hợp tạo kết tủa là Ba. Lọc bỏ kết tủa rồi lấy dung dịch nước lọc có chứa Ba(OH)2 cho tác dụng với các dung dịch muối ở trên.

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng xanh rồi hóa nâu là FeSO4.

=> kim loại ban đầu là Fe.

FeSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Fe(OH)2

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

+ Dung dịch tạo kết tủa keo trắng rồi tan dần là Al2(SO4)3 => kim loại ban đầu là Al.

Al2(SO4)3 + 3Ba(OH)2 → 3BaSO4 + 2Al(OH)3

2Al(OH)3 + Ba(OH)2 → Ba[Al(OH)4]2

Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

+ Dung dịch tạo kết tủa trắng là MgSO4 => kim loại ban đầu là Mg.

MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozo sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa?


Đáp án:

nsaccarozo = 34,2 : 342 = 0,1 (mol)

Saccarozo → Glucozo + Fructozo

nAg = 2nglucozo + 2nFructozo = 4.nsaccarozo = 0,4 mol

⇒ Khối lượng bạc là : 0,4.108 = 43,2 (gam)

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Tìm hai axit béo?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo. Nếu đốt cháy hoàn toàn a mol X thì thu được 12,32 lít CO2 (đktc) và 8,82 gam H2O. Mặt khác, a mol X tác dụng tối đa với 40 ml dung dịch Br2 1M. Tìm hai axit béo?


Đáp án:

nCO2 = 0,55 mol; nH2O = 0,49 mol → πC-C + 3 = (0,55-0,49)/a + 1 (1)

nπC-C = a.πC-C = nBr2 = 0,04 mol (2)

(1) và (2) → a = 0,01 → πC-C = 4 và C = 0,55/0,01 = 55

→ axit panmitic và axit linoleic.

Xem đáp án và giải thích
Kim loại nào có khả năng tự tạo ra màng oxit bảo vệ khi để ngoài không khí ẩm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Kim loại nào có khả năng tự tạo ra màng oxit bảo vệ khi để ngoài không khí ẩm?



Đáp án:

Kim loại Zn có khả năng tự tạo ra màng oxit bảo vệ khi để ngoài không khí ẩm.

Xem đáp án và giải thích
Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm A, giải thích.


Đáp án:

Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.

Giải thích: Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện tăng dần, đồng thời bán kính nguyên tử giảm dần làm cho khả năng nhường electron giảm nên tính kim loại giảm, khả năng nhận electron tăng nên tính phi kim tăng.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, đồng thời tính phi kim giảm dần.

Giải thích: Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân thì năng lượng ion hóa, độ âm điện giảm dần đồng thời bán kính nguyên tử tăng nhanh làm cho khả năng nhường electron tăng nên tính kim loại tăng, khả năng nhận electron giảm nên tính phi kim giảm.

Xem đáp án và giải thích
Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%. a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng. b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ngâm một vật bằng đồng có khối lượng 10g trong 250 ml dung dịch AgNO3 4% khi lấy vạt ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a. Viết phương trình hóa học của phản ứng và cho biết vai trò các chất tham gia phản ứng.

b. Xác định khối lượng của vật sau phản ứng.


Đáp án:

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Phương trình ion thu gọn: Cu + 2Ag+ → Cu2+ + 2Ag ↓

2AgNO3 + Cu → Cu(NO3)2 + 2Ag

Số mol AgNO3 là nAgNO3= 4/100 x 17/100 x 250/170 = 0,01 (mol)

Khối lượng Ag mAg = 0,01.108 = 1,08 (g)

Khối lượng vật sau phản ứng = 10 + 0,01 x 108 – 0,005 x 64 = 10,76 g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…