Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,68 gam Cu tác dụng hết với dung dịch HNO3 loãng thấy có khí NO thoát ra. Khối lượng muối nitrat sinh ra trong dung dịch là bao nhiêu?


Đáp án:

nCu = 0,12 mol.

nCu(NO3)2 = nCu = 0,12 mol.

=> mCu(NO3)2 = 0,12 x 188 = 22,56.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu phương pháp nhận biết các chất rắn màu trắng sau: Tinh bột, glucozo và saccarozo.


Đáp án:

 Hòa tan các chất vào nước, chất không tan là tinh bột. cho hai chất còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, chất nào cho phản ứng tráng bạc là glucozo, chất còn lại là saccarozo.

Xem đáp án và giải thích
Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi thuỷ phân 1 kg bột gạo có 80% tinh bột, thì khối lượng glucozơ thu được là bao nhiêu? Giả thiết rằng phản ứng xảy ra hoàn toàn.


Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoà tan 1,04 g muối clorua của kim loại kiềm thổ trong nước thu được dung dịch A. Thêm Na2CO3 dư vào dung dịch A được một kết tủa. Hoà tan kết tủa này trong dung dịch HNO3 được dung dịch B. Thêm H2SO4 dư vào dung dịch B được kết tủa mới có khối lượng 1,165 g. Xác định công thức hoá học của muối clorua kim loại kiềm.


Đáp án:

Đặt X là khối lượng mol của kim loại kiểm thổ.

Theo sơ đồ phản ứng: 1 mol MCl2 →1 mol MSO4

(X + 71) g MC12 → (X + 96) g MSO4

1,04 g MC12 → 1,165 g MSO4

⟹ 1,165.(X + 71) = 1,04.(X + 96)

Giải ra được X = 137. Vậy M là Ba, muối là BaCl2.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hai ion X+ và Y‒ đều có cấu hình e của khí hiếm Ar(Z=18). Cho các nhận xét sau: (1). Số hạt mang điện của X nhiều hơn số hạt mang điện của Y là 4. (2). Oxit cao nhất của Y là oxit axit, còn oxit cao nhất của X là oxit bazơ. (3). Hiđroxit tương ứng của X là bazơ mạnh còn hiđroxit tương ứng của Y là axit yếu. (4). Bán kính nguyên tử của Y lớn hơn bán kính nguyên tử của X. (5). X ở chu kì 3,còn Y ở chu kì 4 trong bảng hệ thống tuần hoàn. (6). Hợp chất của Y với khí hiđro tan trong nước tạo thành dd làm hồng phenolphtalein. (7). Độ âm điện của X nhỏ hơn độ âm điện của Y. (8). Trong hợp chất,Y có các oxi hóa là: ‒1,+1,+3,+5 và+7 Số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 3

  • Câu C. 5

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau: a. Rửa lọ đựng anilin b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy dùng phương pháp hóa học để giải quyết hai vấn đề sau:

a. Rửa lọ đựng anilin

b. Khử mùi tanh của cá trước khi nấu. Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt cá mè) là hỗn hợp các amin (nhiều chất là trimetylamin) và một số tạp chất khác


Đáp án:

a. Để rửa lọ đựng anilin trước tiên ta tráng lọ bằng dung dịch axit (ví dụ HCl) rồi rửa lại bằng nước khi đó anilin biến thành muối tan (C6H5NH3Cl) và sẽ bị rửa trôi theo nước.

b. Để khử mùi tanh của cá do các amin gây ra cần xử lí bằng dung dịch có tính axit không độc như giấm ăn rồi rửa lại với nước sạch

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…