Bài tập xác định các chất có thể phản ứng với dung dịch NaOH
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất sau: glucozơ, saccarozơ, isoamyl axetat, phenylamoni clorua, poli(vinyl axetat), glyxylvalin (Gly-Val), etilenglicol, triolein. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là:


Đáp án:
  • Câu A. 5 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 4

  • Câu D. 6

Giải thích:

Các chất hữu cơ tác dụng với NaOH thường gặp là :  Dẫn xuất halogen: R-X + NaOH → ROH + NaX (Chú ý: C6H5Cl không tác dụng NaOH đun nóng, phản ứng chỉ xảy ra khi có đầy đủ các điều kiện xúc tác, nhiệt dộ và áp suất).  Phenol: C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O  Axit cacboxylic (-COOH): -COOH + NaOH → -COONa + H2O  Este (-COO-): RCOOR’ + NaOH → RCOONa + R’OH  Muối của amin: RNH3Cl + NaOH → RNH2 + NaCl + H2O  Aminoaxit: H2NRCOOH + NaOH → H2NRCOONa + H2O  Muối của aminoaxit: HOOCRNH3Cl + 2NaOH → NaOOCRNH2 + NaCl + 2H2O  Muối amoni của axit hữu cơ: RCOONH3R’+ NaOH --> RCOONa + R’NH2 + H2O  Muối amoni của axit vô cơ: RNH3NO3, (RNH3)2CO3, RNH3HCO3, RNH3HSO4, (RNH3)2SO4. Glucozơ C6H12O6 Saccarozơ C12H22O11 Isoamyl axetat CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 Phenylamoni clorua C6H5NH3Cl Poli(vinyl axetat) (CH[OOCCH3]CH2) glyxylvalin Gly - Val Etilenglicol C2H4(OH)2 Triolein (C17H33COO)3C3H5 Vậy có 5 chất thỏa mãn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có cả thảy 6 penten đồng phân, hãy viết công thức, gọi tên và nói rõ chúng thuộc những loại đồng phân nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có cả thảy 6 penten đồng phân, hãy viết công thức, gọi tên và nói rõ chúng thuộc những loại đồng phân nào?


Đáp án:

C5H10 có 6 đồng phân là:

Các đồng phân cấu tạo:

(1)CH2=CH-CH2-CH2-CH3: pen - 1- en

(2)CH3-CH=CH-CH2-CH3: pen – 2 – en

(3)CH2=C(CH3)-CH2-CH3: 2-metylbut-1-en

(4)CH3-C(CH3)=CH-CH3: 2-metylbut-2-en

(5)CH3-C(CH3)-CH=CH2: 3-metylbut-1-en

(6)CH3-CH=CH-CH2-CH3: pen-2-en (có đồng phân hình học cis-trans)

Xem đáp án và giải thích
Thực hành: Tính chất của gluxit
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hành: Tính chất của gluxit 


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tác dụng của glucozơ với bạc nitrat trong dung dịch amoniac

Hiện tượng: Có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm.

Giải thích: Trong phản ứng này glucozơ bị oxi hóa thành axit gluconic C6H12O7.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Ag2O thực chất là một hợp chất phức tạp của bạc → phản ứng tráng bạc dùng để nhận biết glucozơ.

2. Thí nghiệm 2: Phân biệt glucozơ, saccarozơ, tinh bột.

- Bước 1: Cho 3 mẫu thử chứ các dung dịch glucozơ, saccarozơ, tinh bột lần lượt tác dụng với dung dịch iot.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện màu xanh thì đó là tinh bột. Còn glucozơ và saccarozơ không có phản ứng xảy ra.

Giải thích: - Iot làm xanh hồ tinh bột

- Bước 2: Tiếp tục cho mẫu thử chứa 2 dung dịch còn lại tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

Hiện tượng: Ở lọ nào xuất hiện chất màu sáng bạc bám trên thành ống nghiệm thì đó là dung dịch glucozơ chất còn lại là saccarozơ.

PTHH: C6H12O6 + Ag2O → C6H12O7 + 2Ag.

Giải thích: Glucozo có phản ứng tráng gương, Ag2O trong NH3 oxi hóa glucozo thành axit gluconic và tạo tủa bạc bám trên thành ống nghiệm.

Xem đáp án và giải thích
kết tủa
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Khi thổi luông khí CO2 vào BaO (bari oxit) sẽ tạo ra hiện tượng?

Đáp án:
  • Câu A. kết tủa trắng

  • Câu B. dung dịch lỏng màu lam

  • Câu C. rắn đen

  • Câu D. kết tủa đỏ gạch

Xem đáp án và giải thích
Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của m là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thổi khí CO đi qua ống sứ đựng gam Fe2O3 nung nóng. Sau phản ứng thu được m1 gam chất rắn Y gồm 4 chất. Hòa tan hết chất rắn Y bằng dung dịch HNO3 dư thu được 3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đo ở đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m1+ 44,1) gam muối khan. Giá trị của là:


Đáp án:

Giải

Ta có: m1: Fe (a mol), O (b mol)

BTNT Fe ta có : nFe(NO3)3 = a mol

→ m1 = 56a + 16b

Muối tạo thành là Fe(NO3)3 => mFe(NO3)3 = 242a gam

Ta có: nNO = 0,15 mol

BT e ta có: 3nFe = 2nO + 3nNO

→ 3a = 2b + 3.0,15

→ 3a – 2b = 0,45 (1)

Ta có: m1 + 44,1 = 242a => 56a + 16b + 44,1 = 242a

→ 186a – 16b = 44,1 (2)

Từ (1), (2) => a = 0,25 và b = 0,15

BTNT => nFe = 2nFe2O3 => nFe2O3 = 0,125 mol

=> m = 20 gam

Xem đáp án và giải thích
Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái đất ( hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào là giảm lượng khí CO2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nồng độ khí CO2 trong không khí cao sẽ làm tăng nhiệt độ của Trái đất ( hiệu ứng nhà kính). Theo em biện pháp nào là giảm lượng khí CO2?


Đáp án:

Biện pháp làm giảm CO2:

   - Tăng cường trồng cây xanh. Nghiêm cấm việc đốt rừng.

   - Hạn chế đốt nhiên liệu. Ví dụ: dùng bếp đun tiết kiệm nhiên liệu.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…