Rau quả khô được bảo quản bằng khí SO2 thường chứa một lượng nhỏ hợp chất có gốc SO32-. Để xác định sự có mặt của các ion SO32- trong rau quả, một học sinh ngâm một ít đậu trong nước. Sau một thời gian lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với dung dịch H2O2 (chất oxi hóa), sau đó cho tác dụng tiếp với dung dịch BaCl2. Viết các phương trình ion rút gọn của các phản ứng đã xảy ra.
SO32- + H2O2 → SO42- + H2O;
Ba2+ + SO42- → BaSO4↓.
Viết công thức cấu tạo đầy đủ và thu gọn của các chất hữu cơ có công thức phân tử sau: C3H8, C3H6, C3H4.
a) C3H8 công thức tử giống CH4 (CnH2n+2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết đơn: CH3 – CH2 – CH3.
b) C3H6 công thức phân tử giống C2H4 (CnH2n) nên công thức cấu tạo có 1 liên kết đôi CH2 = CH – CH3 và mạch vòng.
c) C3H4 công thức phân tử giống C2H2 (CnH2n-2) nên có công thức cấu tạo có 1 liên kết ba: CH ≡C – CH3; 2 nối đôi: CH2 = C = CH2 và mạch vòng
Câu A. Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
Câu B. H2SO4 + Na2O → Na2SO4 + 2H2O
Câu C. Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
Câu D. 2AgNO3 + BaCl2 → Ba(NO3)2 + 2AgCl ↓
Hỗn hợp A gồm glucozơ và tinh bột được chia đôi. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hoà hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3(dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp ban đầu ?
Phần 1:
Chỉ có glucozo tham gia phản ứng tráng gương:
nglucozo = 1/2. nAg = 0,01 mol
Phần 2:
Thủy phân a mol tinh bột → a.n mol glucozo
Ta có: a.n + 0,01 = 1/2. nAg = 0,03 ⇒ a.n = 0,02 mol
%mglucozo = ((0,01.180) : (0,01.180 + 0,02.162)).100% = 35,71%
⇒ %mtinh bột = 100% - 35,71% = 64,29%
Các nguyên tố trong nhóm I đều là những kim loại mạnh tương tự natri: tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm giải phóng hiđro, tác dụng với oxi tạo thành oxit, tác dụng với phi kim khác tạo thành muối ... Viết các phương trình hóa học minh họa với kali.
Phương trình hóa học:
- Tác dụng với nước tạo dung dịch kiềm và giải phóng khí H2
2K + 2H2O → 2KOH + H2
- Tác dụng với oxi tạo thành oxit
4K + O2 → 2K2O
-Tác dụng với phi kim tạo thành muối
2K + Cl2 → 2KCl.
Hai đồng phân A và B chỉ chứa C, H và O. đốt cháy hoàn toàn 1,38 g A thu được 1,344 lít khí CO2 (đktc) và 1,62 gam nước. tỉ khối hơi so với hidro bằng 23. A tác dụng với natri giải phóng hidro còn B không phản ứng với natri. Hãy xác định công thức phân tử, nhóm chức và công thức cấu tạo của A và B.
Đặt công thức tổng quát của A, B, là CxHyOz (a mol)
MA = MB = 23.2 = 46
nA = 0,03 mol;
nCO2 = 0,06 mol;
nH2O = 0,09 mol.
CxHyOz + (x + y/4 - z/2)O2 ---> xCO2 + y/2H2O
Theo PT: 1 x y/2
Theo đề: 0,03 0,06 0,09
x = 0,06/0,03 = 2; y = 2.(0,09/0,03) = 6
Với MA = 46 ⇒ 12.2 + 1.6 + 16.Z = 46 ⇒ z = 1
Công thức phân tử của A là: C2H6O.
Theo đề bài A là : CH3-CH2OH (ancol etylic),B là CH3-O-CH3 (đimetylete).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet