Ancol no mạch hở đơn chức có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67 %. Xác định công thức phân tử của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ancol no mạch hở đơn chức có phần trăm khối lượng oxi bằng 26,67 %. Xác định công thức phân tử của X?



Đáp án:

Đặt công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở X là CnH2n+1OH.

Ta có: %mO = (16.100) : (14n + 18) = 26,67

=> n = 3 → công thức phân tử của ancol no, đơn chức, mạch hở X là C3H7OH.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?


Đáp án:

 2Fe  +     3Cl2 → 2FeCl3

 a mol    1,25a mol

Ta có: a/2 > (1,25a)/3 => Fe dư

Chất rắn X chứa:

nFeCl3 = 2. (1,25a/3) = 5a/6 mol; nFe dư = a - (5a/6) = a/6 mol

Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

a/6      5a/6 mol

=> Sau phản ứng dung dịch Y có FeCl2 và FeCl3 dư.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất X mạch hở có công thức phân tử C4H9NO2. Cho 10,3 gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH sinh ra khí Y và dung dịch Z. Khí Y nặng hơn không khí và làm giấy quì tím ẩm chuyển thành màu xanh. Dung dịch Z có khả năng làm mất màu nước Brom. Cô cạn Z thu m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

nX = 10,3/103 = 0,1 mol

X tác dụng NaOH tạo khí Y nên X: R1COOH3NR2

Dung dịch Z làm mất màu nước Brom nên R có liên kết đôi C=C, suy ra R ≥ 27 (1)

Khí Y làm giấy quì tím ẩm hóa xanh nên Y: R2NH2 và MY > 29 ⇒ R2 + 16 > 29

⇒ R2 > 13 (2)

Ta có: MX = R1 + R2 + 67 = 103 suy ra R1 + R2 = 42 (3)

Từ (1), (2), (3) ⇒ R1 = 27: CH2=CH- và R2 = 15: CH3-

CH2=CH-COOH3NCH3 (0,1mol) + NaOH (0,1 mol) → CH2=CH-COONa + CH3NH2↑ + H2O

Giá trị m = 0,1.94 = 9,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí SO2 (đktc) vào dung dịch chứa a mol KOH, thu được dung dịch chứa 39,8 gam hỗn hợp muối. Giá trị của a là


Đáp án:
  • Câu A. 0,5

  • Câu B. 0,6

  • Câu C. 0,4

  • Câu D. 0,3

Xem đáp án và giải thích
Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa học có thể làm gì để góp phần làm tăng sản lượng lương thực, thực phẩm?


Đáp án:

Để góp phần giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm cho nhân loại, hóa học có những hướng hoạt động chính như sau:

- Nghiên cứu và sản xuất các chất có tác dụng bảo vệ và phát triển thực vật, động vật như: sản xuất các loại phân bón hóa học, sản xuất thuốc bảo vệ thực vật ...

- Nghiên cứu sản xuất những hóa chất bảo quản lương thực thực phẩm để nâng cao chất lượng của lương thực, thực phẩm sau khi thu hoạch.

- Bằng con đường chế biến thực phẩm theo công nghệ hóa học để nâng cao chất lượng của sản phẩm nông nghiệp hoặc chế biến thực phẩm nhân tạo như: tổng hợp chất béo nhân tạo, chuyển hóa dầu, ...

Xem đáp án và giải thích
Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau được viết đúng qui ước không? Hãy giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự phân bố các electron vào mỗi obitan nguyên tử ở trạng thái cơ bản sau được viết đúng qui ước không? Hãy giải thích?


Đáp án:

a) Viết đúng quy ước.

b) Không viết đúng quy ước (Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron).

c) Không viết đúng quy ước (Theo nguyên lí Pau-li: 2 electron trên 1 obitan chuyển động tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron).

d) Không viết đúng quy ước (Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau).

e) Không viết theo quy ước ( Theo quy tắc Hun: Trong cùng một phân lớp, các electron sẽ phân bố trên obitan sao cho số electron độc thân là tối đa)

g) Không viết đúng qui ước. (Theo quy tắc Hun: trong cùng 1 phân lớp, các electron phân bố trên các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa và các electron này phải có chiều tự quay giống nhau).

→ Giải thích: Sự xắp xếp các electron vào các obitan theo dựa theo quy tắc Hun, nguyên lý Pau-li, nguyên lí bền vững.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…