Cho 19,2g kim loại M tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được 4,48 lít khí duy nhất NO (đktc). Xác định kim loại M?
Ta có nNO = 4,48 / 22,4 = 0,2 mol.
3M + 4HNO3 → 3M(NO3)n + nNO + 2H2O.
nM = 0,6 / n.
MM = 32n.
=> n = 2 => M = Cu.
Câu A. vàng nhạt
Câu B. vàng cam (hay vàng đậm)
Câu C. màu đen
Câu D. màu trắng
Một nguyên tố thuộc chu kì 3, nhóm VIA trong bảng tuần hoàn.
a) Nguyên tố đó có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?
b) Các electron ngoài cùng ở lớp electron nào?
c) Viết số electron ở từng lớp electron.
a) Nguyên tố có 6 electron lớp ngoài cùng vì ở nhóm VIA.
b) Nguyên tố có 3 lớp electron, các electron ngoài cùng ở lớp thứ 3.
c) Số electron ở từng lớp là 2, 8, 6.
Câu A. 3,6 gam và 5,3 gam
Câu B. 1,2 gam và 7,7 gam
Câu C. 1,8 gam và 7,1 gam
Câu D. 2,4 gam và 6,5 gam
Điện phân muối clorua kim loại kiềm nóng chảy, thu được 0,896 lít khí (đktc) ở anot và 3,12 g kim loại ở catot. Hãy xác định công thức phân tử của muối kim loại kiềm.
CT muối clorua của KL kiềm là MCl
2MCl -dpnc→ 2M + Cl2
Khí ở anot là Cl2. Số mol Cl2: nCl2 = 0,04 mol
Số mol M là: nM = 0,04. 2 = 0,08 (mol)
M = 3,12/0,08 = 39
→ M là K
Công thức muối KCl
Tính khối lượng mol phân tử của các chất sau:
a. Chất A có tỉ khối hơi so với không khí bằng 2,07.
b. Thể tích hơi của 3,3 gam chất khí X bằng thể tích của 1,76 gam khí oxi (đo cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất).
a) Vì dA/không khí = 2,07 ⇒ MA = 2,07.29 = 60
(vì Mkhông khí = 29)
b) Ta có:
nO2 = nX = 1,76/32 = 0,055 mol;
=> MX = 3,3 : 0,055 = 60
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet