Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử bằng các quỹ đạo chuyển động không? Tại sao?


Đáp án:

Không thế mô tả sự chuyển động của electron bằng các quỹ đạo chuyển động, vì electron là hạt vi mô chuyển động rất nhanh. Không thể xác định được chính xác vị trí của electron.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau: CuS → CuO → CuSO4 Lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS là bao nhiêu. Biết H=80%
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có thể điều chế thuốc diệt nấm dung dịch 5% CuSO4 theo sơ đồ sau:

CuS → CuO → CuSO4

Lượng dung dịch CuSO4 5% thu được từ 0,15 tấn nguyên liệu chứa 80% CuS là bao nhiêu. Biết H=80%


Đáp án:

mCuSO4 = (0,15. 80% .160)/96 = 0,2 tấn

mdd CuSO4 thực tế thu được là: (0,2. 80. 100)/(5. 100)= 3,2 tấn

Xem đáp án và giải thích
Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng hai ống nghiệm, mỗi ống đựng 1ml một chất lỏng sau: etyl bromua (1), brombenzen (2). Thêm tiếp vào mỗi ống 1 ml dung dịch AgNO3. Đun sôi hai ống nghiệm thấy ở (1) có kết tủa vàng nhạt, trong khi đó ở ống (2) không có hiện tượng gì. Nhận xét, giải thích các hiện tượng thí nghiệm trên?


Đáp án:

Ở ống (1) có phản ứng:

CH3-CH2-Br + H2O  --t0--> CH3-CH2-OH + HBr

AgNO3 + HBr → AgBr ↓ + HNO3

                           Vàng nhạt

Ống (2):

→ không có phản ứng không có hiện tượng gì

Nhận xét: Liên kết C-Br mạch hở (trong CH3-CH2-Br) kém bên hơn liên kết của Br trực tiếp với C ở vòng benzen.

Xem đáp án và giải thích
Bài tập vận dụng dãy hoạt động hóa học của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các phương trình ion rút gọn sau: a) Cu2+ + Fe -> Fe2+ + Cu ; b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+; c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe Nhận xét đúng là:


Đáp án:
  • Câu A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu

  • Câu B. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe

  • Câu C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+

  • Câu D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+

Xem đáp án và giải thích
Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên bằng bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC. Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên bằng bao nhiêu?


Đáp án:

Phân tử khối 1 mắt xích của tơ capron = 113, của tơ enang = 127

Tìm mắt xích chỉ cần lấy khối lượng phân tử chia cho phân tử khối của 1 mắt xích

=> 150 và 170

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là liên kết đơn? Liên kết đôi? Liên kết ba? Cho ví dụ.


Đáp án:

- Liên kết đơn là liên kết do sự xen phủ 2 obitan liên kết theo dọc trục liên kết.

Ví dụ: Phân tử HBr: H-Br.

- Liên kết đôi là liên kết được hình thành do 2 cặp electron liên kết. Trong liên kết đôi có 1 liên kết σ (bền hơn) và 1 liên kết π (kém bền hơn).

Ví dụ: Phân tử CO: C=O.

- Liên kết ba là liên kết được hình thành do 3 cặp electron liên kết. Trong liên kết ba có 1 liên kết σ và 2 liên kết π.

Ví dụ: Phân tử axetilen: H-C ≡ C-H.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…