Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation như sau : NH4+, Mg2+, Fe3+, Al3+, Na+ nồng độ dung dịch khoảng 0,1M. Bằng cách dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch ?
- Cho từ từ đến dư dung dịch NaOH vào từng ống nghiệm trên
+ ống nghiệm nào có khí mùi khai thoát ra ⇒ chứa NH4+
NH4+ + OH- → NH3↑ + H2O
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu trắng, kết tủa không tan trong dung dịch NaOH dư ⇒ chứa Mg2+
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa màu nâu đỏ ⇒ chứa Fe3+
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
+ ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa keo trắng, sau đó kết tủa tan dần đến hết ⇒ chứa Al3+
Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓
Al(OH)3↓ + OH- → AlO2- + 2H2O
+ ống nghiệm nào không có hiện tượng gì là Na+
Vậy phân biệt được cả 5 ion
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)
Cho m gam Al tan hết trong dung dịch HNO3 dư, thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O. Tỉ khối của X so với H2 là 16,75. Giá trị của m là gì?
nX = 0,4 mol;
Sử dụng sơ đồ đường chéo ⇒ nNO = 0,3 mol; nN2O = 0,1 mol
Nhường e: Al → Al+3 + 3e
Nhận e: N+5 + 3e → N+2
2N+5 + 8e → 2N+1 (N2O)
Bảo toàn e: ne nhường = ne nhận = 3nNO + 8nN2O = 1,7 mol
⇒ 3nAl = 1,7 ⇒ nAl = 17/30 ⇒ m = 15,3g
Hãy giải thích:
a. Khi điện phân KCl nóng chảy và khi điện phân dung dịch KCl thì sản phẩm thu được là khác nhau.
b. Khi điện phân dung dịch KNO3, dung dịch H2SO4 thì sản phẩm thu được là giống nhau.
a, *Điện phân KCl nóng chảy
Catot(-) ← KCl nóng chảy → Anot(+)
K+ Cl-
K+ + e → K
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl đpnc → 2K + Cl2
* Điện phân dung dịch KCl
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
K+, H2O Cl-, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2Cl- → Cl2 + 2e
Phương trình điện phân
2KCl + 2H2O đpdd→ 2KOH + H2 + Cl2
Sự khác nhau về sản phẩm điện phân KCl nóng chảy và dung dịch KCl trong nước là quá trình khử ion K+ và khử H2O tương ứng.
b. * Điện phân dung dịch KNO3
Catot(-) ← KNO3 dung dịch → Anot(+)
K+, H2O NO-3, H2O
2H2O +2e → H2 + 2OH-(dd)
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
*Điện phân dung dịch H2SO4
Catot(-) ← KCl dung dịch → Anot(+)
H+, H2O SO42-, H2O
2H+ + 2e → H2
2H2O → O2 + 4H+ + 4e
Phương trình điện phân
2H2O đpdd→ 2H2 + O2
Sự giống nhau về sản phẩm điện phân KNO3 và dung dịch H2SO4 trong nước là vì thực chất đều là phản ứng điện phân nước
Phân biệt các khái niệm
a. Peptit và protein
b. Protein đơn giản và protein phức tạp
a. Peptit là những hợp chất chứa các gốc α-amin axit liên kết với nhau bằng những liên kết peptit –CO-NH-
Protein là những polipeptit cao phân tử
b. Protein đơn giản: được tạo thành chỉ từ các α-amino axit
Protein phức tạp: tạo thành từ các protein đơn giản cộng với thành phần “phi protein”
Hòa tan 1,39g muối FeSO4.7H2O trong dung dịch H2SO4 loãng. Cho dung dịch này tác dụng với dung dịch KMnO4 0,1M. Tính thể tích dung dịch KMnO4 tham gia phản ứng.
Phương trình hóa học của phản ứng:
10FeSO4 + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 + K2SO4 + 2MnSO4 + 8H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB