Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng 1/12khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu ta định nghĩa : “Một đơn vị cacbon (đvC) bằng khối lượng của một nguyên tử cacbon” thì có chính xác không ? Vì sao ?



Đáp án:

Vì nguyên tố cacbon là một hỗn hợp đồng vị  ... cho nên nguyên tử khối trung bình của cacbon là 12,0111 (chứ không phải chính xác là 12). Nếu lấy đơn vị cacbon theo định nghĩa nêu trong câu hỏi thì đơn vị đó sẽ lớn hơn đơn vị cacbon theo định nghĩa như sau :

“Một đơn vị cacbon bằng khối lượng của môt nguyên tử cacbon 

Tuy nhiên, vì sự khác nhau không lớn, nên định nghĩa trên không sai mà chỉ thiếu chính xác.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nung hỗn hợp bột gồm Al và Fe2O3 trong bình kín một thời gian thu được hỗn hợp X gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 và Al. Hòa tan hết X trong bằng dung dịch HNO3 dư thu được 1,344 lít (đktc) khí NO (là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng của Al trong hỗn hợp đầu là bao nhiêu?


Đáp án:

Al & Fe2O3    --> X       ---+HNO3---> Al3+ & Fe3+

⇒ Chỉ có Al thay đổi số oxi hóa trong quá trình. Bảo toàn e ta có:

nAl = nNO = 0,06 mol ⇒ mAl = 1,62g

Xem đáp án và giải thích
Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết ra hợp chất Halogenua trong dung dịch nào?


Đáp án:

Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hợp chất halogenua trong dung dịch là AgNO3.

Vì AgNO3 tạo kết tủa với các halogen (trừ F)

Xem đáp án và giải thích
Thể tích etyl acetat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn một lượng etyl axetat thu được 0,54 gam H2O và V lít (đktc) khí CO2. Giá trị của V là:

Đáp án:
  • Câu A. 0,538.

  • Câu B. 1,320.

  • Câu C. 0,672.

  • Câu D. 0,448.

Xem đáp án và giải thích
Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m(g) Fe vào dung dịch chứa 1,38 mol HNO3, đun nóng đến kết thúc phản ứng còn 0,75m (g) chất rắn không tan và có 0,38 mol hỗn hợp khí NO, NO2 thoát ra ở (dktc). Tìm m?


Đáp án:

 Sau phản ứng Fe dư nên chỉ tạo muồi Fe(NO3)2.

    Fe + 4HNO3 → Fe(NO3 )3 + NO + 2H2O

    Fe + 2Fe(NO3 )3 → 3Fe(NO3 )2

    Áp dụng sự bảo toàn khối lượng (số mol) N ta có:

    nN(trong HNO3) = nN trong Fe(NO3)2 + nN trong NO,NO2

    Hay: 1,28 = 2. nFe(NO3)2 + 0,38

    nFe(NO3)2 = 0,5 mol = nFe phản ứng

    Vậy: mFe = 0,5.56 = m - 0,75m ⇒ m = 112 (g)

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh tính chất hóa học của hai muối NaHCO3 và Na2CO3. Viết các phương trình hóa học minh hoạ.


Đáp án:

Na2CO3 và NaHCO3

- Đều là muối của axit yếu, có khả năng nhận proton thể hiện tính bazo:

Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

CO32- + 2H+ → CO2 + H2O

NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2 + H2O

HCO3- + H+ → CO2 + H2O

- NaHCO3 là muối axit tác dụng với bazo tạo muối trung hòa

NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O

HCO3- + OH- → CO32- + H2O

Vậy NaHCO3 là muối có tính lưỡng tính

Na2CO3 là muối có tính chất bazo

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…