Làm thế nào để phân biệt được hai loại phân lân: supephotphat đơn và supephotphat kép.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để phân biệt được hai loại phân lân: supephotphat đơn và supephotphat kép.



Đáp án:

Hoà tan một lượng nhỏ mỗi mẫu phân lân vào nước. Phân lân supephotphat đơn có Ca(H2PO4)tan trong nước và CaSO4 không tan ; supephotphat kép chỉ có Ca(H2PO4)2 tan.


Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hỗn hợp E gồm ba este no, đơn chức mạch hở X, Y, Z và đều có phân tử khối nhỏ hơn 88. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp E gồm ba este no, đơn chức mạch hở X, Y, Z và đều có phân tử khối nhỏ hơn 88. Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol E trong dung dịch NaOH đun nóng, thu được m gam muối. Giá trị của m là


Đáp án:

E gồm: HCOOCH3; HCOOC2H5; CH3COOCH3

Muối gồm HCOONa và CH3COONa có tổng số mol là 0,1 mol

=> 68.0,1 < mmuối < 82.0,1 => chọn mmuối = 7,4

Xem đáp án và giải thích
Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy sắp xếp các chất ammoniac, anilin, p –nitrotuluen, metylamin , đimetylamin theo trình tự tính bazo tăng dần từ trái qua phải. Giải thích ngắn gọn sự sắp xếp đó.


Đáp án:

   Sắp xếp các chất theo độ tăng dần tính bazo:

    O2N-C5H4-NH2 < C6H5NH2 < CH3-C6H4-NH2 < NH3 < CH3NH2 < (CH3)2NH

    Giải thích:

   Vòng benzene có tính hút electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin thơm có tính bazo yếu hơn NH3

    Gốc metyl (-CH3) có tính đẩy electron mạnh hơn nguyên tử H nên các amin có nhóm -CH3 có tính bazo mạnh hơn NH3.

    Trong các amin thơm: Nhóm nitro (-NO2) có liên kết kép là nhóm thế loại 2 có tính hút electron nên làm giảm khả năng kết hợp H+ của cặp electron tự do của -NH2, do đó p-nitroanilin có tính bazo yếu nhất.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 12,4 gam hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị II và hóa trị III vào H2SO4 loãng; dư thu được 1,12 lít khí ở đktc. Tính khối lượng muối thu được sau khi cô cạn dung dịch


Đáp án:

   Khi thay thế 1 mol muối cacbonat bằng muối sunfat của cùng một kim loại. Khối lượng muối kim loại tăng lên là: 96 - 60 = 36g

    nCO2 = 1,12/22,4 = 0,05 mol

    Δm = 0,05.36 = 2,8 (g)

    mmuối = 12,4 + 1,8 = 14,2 (g)

Xem đáp án và giải thích
Tìm nhận định đúng về amino axit và peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phát biểu nào sau đây đúng ?


Đáp án:
  • Câu A. Tất cả các amino axit đều lưỡng tính.

  • Câu B. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Trong 1 phân tử tetrapeptit có 4 liên kết peptit.

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp X gồm etan, propen và butađien. Tỷ khối của hỗn hợp X đối với H2 là 20. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch vôi trong dư. Tính khối lượng kết tủa thu được?


Đáp án:

X gồm: C2H6; C3H6; C4H6 --> 3H2O

nH20 = 3 nX = 0,45 mol ⇒ mH (X) = mH(H2O) = 0,9g

MX = 20. 2 = 40 ⇒ mX = 0,15. 40 = 6g

mC (CO2) = mC(X) = mX – mH = 5,1g ⇒ nC = nCO2 = 0,425mol

⇒ mkết tủa = 0,425. 100 = 42,5g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…