Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các muối sau: KCl, NaNO3, BaCl2, CaCO3, BaCO3, MgCl2, những muối nào tan trong nước?


Đáp án:

- Những muối của natri, kali đều tan

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối tan trong nước là: KCl, NaNO3, BaCl2, MgCl2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hoà tan hết m gam hỗn hợp X gồm Mg, FeCl3 vào nước chỉ thu được dung dịch Y gồm 3 muối và không còn chất rắn. Nếu hoà tan m gam X bằng dung dịch HCl thì thu được 2,688 lít H2 (đktc). Dung dịch Y có thể hoà tan vừa hết 1,12 gam bột sắt. m có giá trị là:

Đáp án:
  • Câu A. 46,82 gam.

  • Câu B. 56,42 gam.

  • Câu C. 41,88 gam.

  • Câu D. 48,38 gam.

Xem đáp án và giải thích
Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định phân tử khối gần của một hemoglobin (huyết cầu tố ) chứa 0,4% Fe (mỗi phân tử hemoglobin chỉ chứa 1 nguyên tử sắt).


Đáp án:

Khối lượng phân tử của hemoglobin là M = (56 . 100%) / (0,4%) = 14000 (đvC)

Xem đáp án và giải thích
Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất X có Công thức phân tử C4H9O2N. Biết: X + NaOH → Y + CH4O ; Y + HCl dư → Z + NaCl ; Công thức cấu tạo thu gọn của X và Z có thể lần lượt là:

Đáp án:
  • Câu A. CH3CH(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

  • Câu B. CH3CH2(NH2)COOCH3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

  • Câu C. H2NCH2CH2COOC2H3 và CH3CH(NH3Cl)COOH.

  • Câu D. H2NCH2CH2COOC2H5 và ClH3NCH2COOH.

Xem đáp án và giải thích
? + ? → CaCO3 ↓ + ? Al2O3 + H2SO4 → ? + ? NaCl + ? → ? + ? + NaOH KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

? + ? → CaCO3 ↓ + ?

Al2O3 + H2SO4 → ? + ? 

NaCl + ? → ? + ? + NaOH

KHCO3 + Ca(OH)2 → ? + ? + ?


Đáp án:

(1) Na2CO+ Ca(OH)2 → CaCO3↓ + 2NaOH

(2) Al2O3 + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2O

(3) 2NaCl + 2H2O --dpdd--> NaOH + H2 + Cl2

(4) 2KHCO3 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + K2CO3 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

X không phải là khí hiếm, nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p. Nguyên tử nguyên tố Y có phân lớp electron ngoài cùng là 3s. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng của X và Y là 7. Xác định số hiệu nguyên tử của X và Y


Đáp án:

• TH1: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s1 → Y có cấu hình electron là 1s22s22p63s1

→ Y có 11e → Y có Z = 11.

X có số electron ở phân lớp ngoài cùng = 7 - 1 = 6 → X có phân lớp ngoài cùng là 3p6 → X là khí hiếm → loại.

• TH2: Y có phân lớp ngoài cùng là 3s2 → tương tự ta có Y có Z = 12.

Khi đó, X có lớp ngoài cùng là 3p5 → X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p5

→ X có 17 e → Z = 17.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…