Đun nóng 14,6 gam Gly-Ala với lượng dư dung dịch NaOH cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch chưa m gam muối. Gía trị của m là?
nGly-Ala = 14,6 : [75 + 89 -18] = 0,1 mol
⇒ m = 0,1. 97 + 0,1. 111 = 20,8g
Khi thủy phân 0,01 mol este X ( chỉ chứa este) cần vừa đủ 1,2g NaOH thu được rượu đa chức và một muối của axit đơn chức. Mặt khác thủy phân 6,35g X cần vừa đủ 3g NaOH và được 7,05g muối. Tìm Este đó?
nNaOH = 0,03 = 3 n este ⇒ este 3 chức, mà thủy phân X thu được muối của axit đơn chức ⇒ X có dạng (RCOO)3R’
(RCOO3R’ + 3NaOH → 3RCOONa + R’(OH)3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:
mrượu = meste + mNaOH – mmuối= 6,35 + 3 – 7,05 = 2,3g
nrượu = 1/3 nNaOH = 3/3.40 = 0,025
Mrượu = 2,3: 0,025 = 92 ⇒ R’ = 41 (-C3H5)
nRCOONa = nNaOH = 0,075 ⇒ MRCOONa = 94 ⇒ R=27 (-C2H3)
⇒ X là: (C2H3COO)3C3H5
Đốt cháy hoàn toàn 17,64 gam một triglixerit X bằng oxi dư thu được 25,536 lít khí CO2 (đktc) và 18,36 gam H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 0,015 mol X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được 4,59 gam natri stearat và m gam muối của một axit béo Y. Giá trị của m là
n CO2 = 1,14 mol; n H2O =1,02 mol ,
BTKL => m O2 = 44.1,14 + 18,36 - 17,64 = 50,88gam
=> nO2= 1,59 mol
BTNT (O) => nX = (2.1,14+1,02-2.1,59):6=0,02 mol
=> M X = 17,64 : 0,02 = 882
Xét với 0,015 mol X => nNaOH = 0,045 mol, n C3H5(OH)3 = 0,015 mol
BTKL => m = 882.0,015 + 40.0,045 - 0,015.92- 4,59 = 9,06 gam
Hãy cho biết các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng như thế nào? Giải thích.
Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.
a) Ảnh hưởng của nồng độ: Khi tăng nồng độ chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng. Giải thích: Điều kiện để các chất phản ứng với nhau là chúng phải va chạm vào nhau, tần số va chạm càng lớn thì tốc độ phản ứng càng lớn. Khi nồng độ các chất phản ứng tăng, tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
b) Ảnh hưởng của áp suất: Đối với phản ứng có chất khí, khi tăng áp suất, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi áp suất tăng, nồng độ các chất khí tăng tần số va chạm tăng nên tốc độ phản ứng tăng.
c) Ảnh hưởng của nhiệt độ: Khi tăng nhiệt độ, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Khi nhiệt độ tăng dần đến hai hệ quả sau:
- Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các phân tử chất phản ứng tăng.
- Tần số va chạm có hiệu quả giữa các phân tử chất phản ứng tăng nhanh.
d) Ánh hưởng của diện tích bề mặt: Khi tăng diện tích bề mặt chất phản ứng, tốc độ phản ứng tăng.
Giải thích: Chất rắn với kích thước hạt nhỏ, có tổng diện tích bề mặt tiếp xúc với chất phản ứng lớn hơn so với chất rắn có kích thước lớn hơn và cùng khối lượng, nên tốc độ phản ứng lớn hơn.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác: Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng còn lại sau khi phản ứng kết thúc.
Giải thích: Chất xúc tác làm yếu liên kết giữa các nguyên tử của phân tử tham gia phản ứng làm biến đổi cơ chế phản ứng nên làm tăng tốc độ phản ứng.
Có cả thảy 6 penten đồng phân, hãy viết công thức, gọi tên và nói rõ chúng thuộc những loại đồng phân nào?
C5H10 có 6 đồng phân là:
Các đồng phân cấu tạo:
(1)CH2=CH-CH2-CH2-CH3: pen - 1- en
(2)CH3-CH=CH-CH2-CH3: pen – 2 – en
(3)CH2=C(CH3)-CH2-CH3: 2-metylbut-1-en
(4)CH3-C(CH3)=CH-CH3: 2-metylbut-2-en
(5)CH3-C(CH3)-CH=CH2: 3-metylbut-1-en
(6)CH3-CH=CH-CH2-CH3: pen-2-en (có đồng phân hình học cis-trans)
Một este X có công thức phân tử là C4H8O2. Khi thủy phân X trong môi trường axit thu được axit propionic. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
Câu A. CH = CHCOOCH3
Câu B. CH3COOC2H5.
Câu C. CH3CH2COOC2H5
Câu D. CH3CH2COOCH3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet