a) Các cách viết sau chỉ các ý gì? 2 Cu, 2 H2, 3 NaCl.
b) Dùng chữ số và công thức hóa học để diễn đạt các ý sau: năm nguyên tử sắt, ba phân tử muối ăn, bốn phân tử khí oxi.
a) 2 Cu: hai nguyên tử đồng.
2 H2: hai phân tử hiđro.
3 NaCl: ba phân tử muối ăn (hay ba phân tử natri clorua).
b) năm nguyên tử sắt: 5 Fe.
ba phân tử muối ăn: 3 NaCl.
bốn phân tử khí oxi: 4 O2.
Hãy phân biệt các chất sau bằng phương pháp hóa học:
a) hexyl bromua, brombenzen, 1-brombut-2-en.
b) 1-clopent-2en, pent-2-en, 1-clopentan
a) Dùng dung dịch Br2: Mất màu dung dịch Br2 là CH2Br-CH=CH-CH3
CH2Br-CH=CH-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-CHBr-CH3
- Đun hai mẫu còn lại với dung dịch NaOH, chiết lấy phần nằm dưới (ancol nổi lên trên) cho tác dụng với dung dịch AgNO3 thấy có kết tủa vàng nhạt là hexyl bromua. Mẫu còn lại là benzene.
CH3(CH2)5CH2Br + NaOH → CH3(CH2)5CH2OH + NaBr
NaBr + AgNO3→AgBr + NaNO3
b) Tương tự câu a, dùng dung dịch Br2; hai mẫu làm mất màu dung dịch Br2 là 1-clopent-2-en và pent-2-en. Mẫu còn lại là 1-clopentan. Thủy phân 1-clopent-2-en và pent-2-en, rồi dùng dung dịch AgNO3. Mẫu xuất hiện kết tủa trắng là 1-clopent-2-en.
Một thanh đồng nặng 140,8 gam sau khi đã ngâm trong dung dịch AgNO3 có khối lượng là 171,2 gam. Tính thể tích dung dịch AgNO3 32% (D= 1,2g/ml) đã tác dụng với thanh đồng.
Khối lượng thanh đồng tăng là Δm = 171,2 – 140,8 = 30,4 (g)
Cu+ 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag
Gọi x là số mol Cu phản ứng
Ta có Δm = mAg - mCu = 2 x 108x - 64x
30,4 = 152x → x = 0,2 (mol)
Khối lượng của AgNO3 là mAgNO3 = 0,2 x 2 x 170 = 68(g)
Thể tích dung dịch AgNO3 là VAgNO3 = 68 x 100 / 32 x 1,2 = 177,08(ml)
Cho một hỗn hợp gồm có 1,12 g Fe và 0,24 g Mg tác dụng với 250 ml dung dịch CuSO4. Phản ứng thực hiện xong, người ta thu được kim loại có khối lượng là 1,88 g. Tính nồng độ mol của dung dịch CuSO4 đã dùng.
Trước phản ứng có 1,12 + 0,24 = 1,36 gam kim loại, sau phản ứng có l,88g.
Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu (1)
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu (2)
Theo (1) 24 g Mg phản ứng tạo 64 g Cu khối lượng tăng 40 g.
⇒ 0,24 g Mg phản ứng tạo 0,64 g Cu khối lượng tăng 0.4 g
⇒ nCu = 0,64/64 = 0,01 mol
Theo bài cho từ 1.36 gam kim loại sau phản ứng thu được 1.88 g tăng 0.52 g
→ Fe đã phản ứng và làm khối lượng tăng thêm 0,12 gam nữa.
Theo (2) 1 mol (56 g) Fe phản ứng tạo ra 1 mol(64 g) Cu khối lượng tăng 8 g.
→ nCu = 0,12/8 = 0,015 mol
nCuSO4 = 0,01 + 0,015 = 0,025 mol
CM CuSO4 = 0,025/0,25 = 0,1 M
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:
Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biến đổi trong một các điều kiện sau?
a) Tăng nhiệt độ.
b) Thêm lượng hơi nước vào.
c) Thêm khí H2 ra.
d) Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.
e) Dùng chất xúc tác.
C(r) + H2O(k) ⇄ CO(k) + H2(k) ; ΔH > 0 (1)
CO(k) + H2O(k) ⇄ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0 (2)
Phản ứng (1) | Phản ứng (2) | |
Tăng nhiệt độ | → | ← |
Thêm hơi nước | → | → |
Tăng H2 | ← | ← |
Tăng áp suất | ← | Tổng số mol 2 vế bằng nhau nên cân bằng không đổi |
Chất xúc tác | Không đổi | Không đổi |
Hãy lập công thức chung cho dãy đồng đẳng của anđehit fomic và cho dãy đồng đẳng của axeton.
Dãy đồng đẳng của anđêhit fomic (anđêhit no đơn chức):
CnH2n+1CHO hay CmH2mO(n≥0;m≥2)
Dãy đồng đẳng của axeton:
CmH2m+1COCmH2m+1 hoặc CkH2kO (n,m≥k≥3)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUBXoilac Tv