Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Hỗn hợp kim loại (1) Cu-Ag, (2) Cu- Al, (3) Cu -Mg

Dung dịch của cặp chất nào sau đây để nhận biết cac hỗn hợp trên.





Đáp án:

- Cho từng hỗn hợp tác dụng với dung dịch HCl nhận ra hỗn hợp Cu – Ag không tác dụng.

- Hỗn hợp (2) tạo ta dung dịch AlCl3 và hỗn hợp (3) tạo ra dung dịch MgCl. phân biệt bằng dung dịch NaOH:

AlCl3 + 3NaOH ⟶ Al(OH)3↓ +3NaCl

                                    tan trong NaOH dư

MgCl2 + 2NaOH ⟶ Mg(OH)2↓ + 2NaC

                                      không tan trong NaOH dư.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Kim loại thụ động
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là:

Đáp án:
  • Câu A. Cu, Pb, Ag.

  • Câu B. Cu, Fe, Al.

  • Câu C. Fe, Al, Cr.

  • Câu D. Fe, Mg, Al.

Xem đáp án và giải thích
Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Nêu thí dụ hai vật thể tự nhiên, hai vật thể nhân tạo.


Đáp án:

Hai thí dụ vật thể tự nhiên: Các vật thể tự nhiên gồm một số chất khác nhau: thân cây mía, khí quyển.

Hai thí dụ vật thể nhân tạo: Các vật thể nhân tạo được làm vật liệu do quá trình gia công chế biến tạo nên: cốc thủy tinh, thau mủ.

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.


Đáp án:

- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:

    + Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH

    + Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3

- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2

    + Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH

    + Còn lại là CH3CH2COOCH3

CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:

    + Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH

    + Còn lại là CH3 – CH2 – COOH

HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag

Xem đáp án và giải thích
Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8 gam hỗn hợp X gồm Mg và Fe vào dung dịch hcl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn , khối dung dịch tăng 7,6 gam. Số mol Mg trong X là bao nhiêu?


Đáp án:

nFe = x mol; nMg = y mol

X + HCl → Muối + H2

mdung dịch tăng = mX – mH2

m2 = 0,4 gam ⇒ nH2 = 0,2 mol

Ta có: nFe + nMg = x + y = nH2 = 0,2 mol (1)

56x + 24y = 8 gam (2)

Từ (1) và (2) ⇒ x = 0,1; y = 0,1 mol

Xem đáp án và giải thích
Bằng thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có lẫn một tạp chất: Clo, Hidro clorua, hidosunfat? Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm nào có thể biết được nitơ có lẫn một tạp chất: Clo, Hidro clorua, hidosunfat? Viết Phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.


Đáp án:

- Dẫn hỗn hợp khí trên qua dung dịch (KI + hồ tinh bột) thấy có màu xanh xuất hiệ là có khí clo Cl2 + 2KI→ 2KCl + I2,I2 làm hồ tinh bột hóa xanh.

- Dẫn qua dung dịch Cu(NO3) có ↓đen là H2 S.

H2S+Cu(NO3)2 → CuS↓đen + 2HNO3

- Dẫn qua dung dịch AgNO3 có ↓trắng là HCl.

HCl + AgNO3 → AgCl↓trắng + HNO3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv
Loading…