Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon X thu được 0,11 mol CO2 và 0,132 mol H2O. Khi X tác dụng với khí clo (theo tỉ lệ số mol 1 : 1) thu được một sản phẩm hữu cơ duy nhất . Tên gọi của X là gì?
nCO2 > nH2O ⇒ Hiđrocacbon là ankan CnH2n+2
nankan = nH2O – nCO2 = 0,022 ⇒ n = 5. X là C5H12
X tác dụng với Cl2 tỉ lệ 1:1 thu được 1 sản phẩm duy nhất ⇒ X là: 2,2-đimetylprotan
Có những pin điện hóa được cấu tạo bởi các cặp oxi hóa – khử sau :
1) Pb2+/Pb và Fe2+/Fe
2) Ag+/Ag và Fe2+/Fe
3) Ag+/Ag và Pb2+/Pb
Hãy cho biết :
a. Dấu và tên của các điện cực trong mỗi pin điện hóa
b. Những phản ứng xảy ra ở các điện cực và phản ứng oxi hóa – khử trong mỗi pin điện hóa
1, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + Pb2+ → Fe2+ + Pb
Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot
Pb2+ + 2e → Pb Pb : Cực dương, catot
2, Phản ứng trong pin điện hóa : Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
Fe → Fe2+ + 2e Fe : Cực âm, anot
Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot
3, Phản ứng trong pin điện hóa : Pb + 2Ag+ → Pb 2+ + 2Ag
Pb → Pb 2+ + 2e Pb : Cực âm, anot
Ag+ + e → Ag Ag : Cực dương, catot
Kim loại crom có cấu trúc tinh thể, với phần rỗng chiếm 32%. Khối lượng riêng của crom là d = 7,19 g/cm3. Bán kính nguyên tử của crom là: (cho biết Cr: 52g/mol).
1 mol nguyên tử Cr chứa 6,022.1023 nguyên tử Cr
Vtinh thể = 52/7,19 = 7,23 (cm3)
Vnguyên tử Cr = 0,68.7,23/6,023.1023 = 8,16.10-24 cm3 = 4πR3/3
R = 1,25.10-8 cm = 1,25 A0
Câu A. Sắt có thể tác dụng được với muối sắt
Câu B. Một kim loại có thể tác dụng được với muối clorua của nó
Câu C. Fe3+ bị sắt kim loại khử thành Fe2+
Câu D. Fe2+ bị sắt kim loại khử thành Fe3+
Các quá trình oxi hoá và khử xảy ra ở các điện cực có giống nhau không nếu điện phân dung dịch NiSO4 với
a) Các điện cực trơ (Pt)
b) Các điện cực tan (Ni)
Khi điện phân dung dịch NiSO4 với :
Điện cực trơ :
Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.
Ở anot xảy ra sự oxi hoá các phân tử H2O sinh ra khí O2.
Điện cực tan :
Ở catot xảy ra sự khử các ion Ni2+ thành Ni kim loại.
Ở anot xảy ra sự oxi hoá điện cực Ni thành các ion Ni2+ .
Cho cân bằng hóa học N2(k)+3H2 (k) ⇔ 2NH3 (k):ΔH=-92J Cân bằng trên sẽ chuyển dịch theo chiều nào (có giải thích) khi:
a) Tăng nhiệt độ
b) Hóa lỏng ammoniac để tách ra khỏi hỗn hợp phản ứng.
c) Giảm thể tích của hệ Phương trình.
Theo nguyên lí dịch chuyển cân bằng Lechateliter
Khi tăng nhịêt độ cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều thu nhịêt. Tức chiều nghịch, chiều phân hủy NH3
Khi hóa lỏng NH3 nồng độ NH3 giảm cân bằng hóa học sẽ dich chuyể theo chiều tăng làm nồng độ NH3 (chiều thuận) tạo thành NH3.
Giảm thể tích của hỗn hợp phản ứng cân bằng hóa học dịch chuyển theo chiều giảm áp xuất (chiều thuận) tạo ra NH3.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB