Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 4: Tính chất các hợp chất của halogen


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Tính axit của axit clohidric

- Tiến hành TN:

   + Điều chế Cu(OH)2: Nhỏ dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dd CuSO4, gạn lấy kết tủa thu được Cu(OH)2 ).

   + Bỏ vào 4 ống nghiệm các chất rắn:

ống 1: 1 ít Cu(OH)2 màu xanh; ống 2: 1 ít bột CuO màu đen ; ống 3: 1 ít bột CaCO3 màu trắng; ống 4: 1 viên kẽm

   + Nhỏ vào mỗi ống nghiệm 1 ít dd HCl, lắc nhẹ.

- Hiện tượng, giải thích:

   + ống 1: lúc đầu Cu(OH)2 có màu xanh đậm, sau khi nhỏ HCl vào Cu(OH)2 tan tạo thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch CuCl2 màu xanh.

PTHH: Cu(OH)2 + 2HCl → CuCl2 + 2H2O

   + ống 2: CuO màu đen chuyển thành dd màu xanh trong

Do HCl đã phản ứng với CuO tạo thành dung dịch CuCl2 màu xanh

PTHH: CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O

   + ống 3: chất bột tan, xuất hiện bọt khí

Do HCl đã hòa tan CaCO3 tạo khí CO2

PTHH: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + H2O + CO2

   + ống 4: kẽm tan, xuất hiện bọt khí

HCl đã hòa tan Zn tạo khí H2

PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

2. Thí nghiệm 2: Tính tẩy màu của nước Gia-ven

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml nước Gia-ven.

Bỏ tiếp vào ống nghiệm 1 miếng vải hoặc giấy màu

- Hiện tượng: Miếng giấy màu bị mất màu

- Giải thích: Nước Gia-ven có tính oxi hóa mạnh nên đã làm mất màu miếng giấy.

3. Thí nghiệm 3: Bài tập thực nghiệm phân biệt các dung dịch.

- Tiến hành TN: Cho vào 4 bình nhỏ

Bình 1: dung dịch NaBr, bình 2: dung dịch HCl, bình 3: dung dịch NaI, bình 4: dung dịch NaCl.

   + Bước 1: Nhúng quỳ tím vào 4 mẫu thử

   + Bước 2: Nhỏ vài giọt dd AgNO3 lần lượt vào các bình

- Hiện tượng:

   + Sau khi nhúng quỳ tím nhận thấy bình 2 quỳ tím chuyển thành màu đỏ, các bình còn lại quỳ tím không đổi màu

   + Sau khi nhỏ AgNO3 vào 3 bình còn lại thấy:

• Bình 1: Xuất hiện kết tủa màu vàng nhạt

• Bình 3: Xuất hiện kết tủa vàng nâu

• Bình 4: Xuất hiện kết tủa trắng

- Giải thích

   + HCl là axit nên làm đổi màu quỳ tím thành màu đỏ

   + AgNO3 đã phản ứng với các muối NaBr, NaI, NaCl cho các kết tủa có màu khác nhau:

AgCl kết tủa màu trắng, AgBr kết tủa màu vàng nhạt, AgI kết tủa màu vàng nâu

PTHH:

AgNO3 + NaCl → AgCl ↓trắng + NaNO3

AgNO3 + NaBr → AgBr ↓vàng nhạt + NaNO3

AgNO3 + NaI → AgI ↓vàng nâu + NaNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 13,8 gam (A) là muối cacbonat của kim loại kiềm vào 110ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thấy còn axit trong dung dịch thu được và thể tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016ml. Viết phương trình phản ứng, tìm (A) và tính V1 (đktc)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho 13,8 gam (A) là muối cacbonat của kim loại kiềm vào 110ml dung dịch HCl 2M. Sau phản ứng thấy còn axit trong dung dịch thu được và thể tích khí thoát ra V1 vượt quá 2016ml. Viết phương trình phản ứng, tìm (A) và tính V1 (đktc)


Đáp án:

M2CO3 + 2HCl → 2MCl + H2O + CO2

Theo PTHH ta có:

Số mol M2CO3 = số mol CO2 > 2,016 : 22,4 = 0,09 mol

→ Khối lượng mol M2CO3 < 13,8 : 0,09 = 153,33      (I)

Mặt khác: Số mol M2CO3 phản ứng = 1/2 số mol HCl < 1/2. 0,11.2 = 0,11 mol

→ Khối lượng mol M2CO3 = 13,8 : 0,11 = 125,45      (II)

Từ (I, II) → 125,45 < M2CO3 < 153,33 → 32,5 < M < 46,5 và M là kim loại kiềm

→ M là Kali (K)

Vậy số mol CO2 = số mol K2CO3 = 13,8 : 138 = 0,1 mol → VCO = 2,24 (lit)

Xem đáp án và giải thích
Bài toán peptit phản ứng với dung dịch kiềm
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hỗn hợp X gồm chất Y (C2H8N2O4) và chất Z (C4H8N2O3); trong đó, Y là muối của axit đa chức, Z là đipeptit mạch hở. Cho 25,6 gam X tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng, thu được 0,2 mol khí. Mặt khác 25,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được m gam chất hữu cơ. Giá trị của m là


Đáp án:
  • Câu A. . 20,15.

  • Câu B. 31,30.

  • Câu C. 23,80.

  • Câu D. 16,95.

Xem đáp án và giải thích
Lý thuyết về tính axit, bazơ của các hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các dung dịch sau: C6H5NH2, NH2CH2COOH, HOOC[CH2]2CH(NH2)COOH C2H5NH2, NH2[CH2]2CH(NH2)COOH. Số dung dịch trong dãy làm đổi màu quỳ tím ?


Đáp án:
  • Câu A. 4

  • Câu B. 5

  • Câu C. 2

  • Câu D. 3

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch chứa các ion riêng biệt Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các ion trong dung dịch đó.


Đáp án:

Nhận biết các ion riêng biệt: Mg2+, Al3+, Ni2+, Cl-, SO42-

- Nhỏ vào các mẫu dung dịch thuốc thử là NaOH:

Nhận ra ion Mg2+ vì có kết tủa trắng: Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2

Nhận ra ion Al3+ vì có kết tủa trắng sau đó tan ra khi thêm OH-

Al3+ + 3OH- → Al(OH)3

Al(OH)3↓ + OH- → [Al(OH)4]- tan

Nhận ra ion Ni2+ vì có kết tủa màu xanh lục:

Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2

- Nhỏ vào hai mẫu thuốc thử còn lại chứa hai anion dung dịch chứa Ba2+. Nhận ra ion SO42- vì tạo chất kết tủa màu trắng không tan trong axit.

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Mẫu chứa ion Cl- là mẫu còn lại.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin mạch hở đơn chức, sau phản ứng thu được 5,376 lít CO2; 1,344 lít N2 và 7,56 gam H2O (các thể tích đo ở đktc). Tìm CTPT của amin?


Đáp án:

Đặt X là CxHyN

    nC = nCO2 = 5,376/22,4 = 0,24 mol.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 7,56/18 = 0,84 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 1,344/22,4 = 0,12 mol.

    Ta có x: y: 1 = 0,24: 0,84: 0,12 = 2: 7: 1

=>  C2H7N

  

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…