Cho biết thành phần theo khối lượng của một số hợp chất, hãy tìm công thức hóa học của chúng:
- Hợp chất A: 0,2 mol hợp chất có chứa 4,6g Na và 7,1g Cl.
- Hợp chất B: 0,03 mol hợp chất có chứa 0,36g C và 0,96g O.
- Hợp chất C: 0,02 mol hợp chất có chứa 4,14g Pb và 0,32g O.
- Hợp chất D: 0,04 mol hợp chất có chứa 0,08 mol nguyên tử Fe và 0,12 mol nguyên tử O.
- Hợp chất E: 0,02 mol hợp chất có 0,04 mol nguyên tử Na, 0,02mol nguyên tử C và 0,06 mol nguyên tử O.
- Hợp chất A:
nNa = 0,2 mol
nCl = 0,2 mol
Cứ 0,2 mol hợp chất A có chứa 0,2 mol Na và 0,2 mol Cl.
Suy ra 1 mol hợp chất A có chứa 1 mol Na và 1 mol Cl.
Vậy công thức hóa học đơn giản của A là NaCl.
- Hợp chất B:
nC = 0,03 mol
nO = 0,06 mol
Vậy 0,03mol phân tử B có chứa 0,03 mol phân tử C và 0,06 mol nguyên tử O.
Suy ra 1 mol phân tử B có chứa 1 mol nguyên tử C và 2 mol nguyên tử O.
→Công thức hóa học của B là CO2
- Hợp chất C:
nPb = 0,02 mol
nO = 0,02 mol
Vậy 0,02 mol phân tử C có chứa 0,02 mol nguyên tử Pb và 0,02 mol nguyên tử O.
Suy ra 1 mol phân tử C có chứa 1 mol nguyên tử Pb và 1 mol nguyên tử O.
→Công thức của phân tử C là: PbO.
- Hợp chất D:
Theo đề bài: 0,04 mol phân tử D có 0,08 mol Fe và 3 mol O.
Vậy 1 mol phân tử D có: 2 mol Fe và 0,12 mol O.
→ Công thức hóa học của D là Fe2O3.
- Hợp chất E:
Cho biết: 0,02 mol phân tử E có 0,04 mol Na kết hợp 0,02 mol C và 0,06 mol nguyên tử O.
Vậy 1 mol phân tử E co 2 mol Na kết hợp 1 mol C và 3 mol O.
Công thức hóa học của E là Na2CO3.
Tính số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 3M
Đổi: 400 ml = 0,4 lít
Số mol chất tan có trong 400 ml NaOH 3M là:
Áp dụng công thức: n = CM.V = 3.0,4 = 1,2 mol
Một hỗn hợp bột gồm Al, Fe, Cu. Hãy trình bày một phương pháp hóa học để tách từng kim loại ra khỏi hỗn hợp đó. Viết các phương trình hóa học của các phản ứng.
Cho dung dịch NaOH dư vào hỗn hợp 3 kim loại thu được hai phần:
Phần dung dịch là NaAlO2 và NaOH dư.
Phần chất rắn là Cu và Fe
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2
Lấy phần dung dịch dẫn CO2 đến dư thu được kết tủa Al(OH)3. Lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu chất rắn Al2O3. Điện phân nóng chảy Al2O3 ta được Al.
NaAlO2 + CO2 + H2O → NaHCO3 + Al(OH)3↓
CO2 + NaOH → NaHCO3
CO2 + 2NaOH → Na2CO3
2Al(OH)3 −tº→ Al2O3 + 3H2O
2Al2O3 −đpnc→ 4Al + 3O2
Phần chất rắn gồm Cu và Fe đem hòa tan trong HCl dư, thu được dung dịch là FeCl2 còn phần chất rắn là Cu. Điện phân dung dịch thu được ta được Fe.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑
FeCl2 −đpnc→ Fe + Cl2
Cho 19,3 gam hỗn hợp bột gồm Zn và Cu có tỉ lệ mol tương ứng là 1: 2 vào dung dịch chứa 0,2 mol Fe2(SO4)3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kim loại. Tìm m?
Gọi x là số mol của Zn thì số mol của Cu là 2x:
65x + 64.2x = 19,3 g
→ x = 0,1mol → nZn=0,1; nCu=0,2; nFe =0,4.
Vì số mol Fe3+ lớn hơn số mol của Cu và Zn nên để đơn giản ta làm như sau:
Zn + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Zn2+
0,1 0,2
Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+
0,2 0,2
Nên số mol Cu dư là 0,1 mol → m = 6,40 g
Cân bằng phản ứng H2 + I2 ⇆ 2HI (ΔH < 0) được thiết lập ở toC khi nồng độ các chất ở trạng thái cân bằng là [H2] = 0,8 mol/l; [I2] = 0,6 mol/l ; [HI] = 0,96 mol/l. Hằng số K có giá trị là
K = [HI]2/[H2].[I2] = 1,92
Cho 4,5 gam amin X đơn chức, bậc 1 tác dụng với lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,15 gam muối. Tên gọi của X là
Gọi công thức của amin X là R – NH2
PTHH: R – NH2 + HCl → R – NH3Cl
Bảo toàn khối lượng ⟹ mX + mHCl = mmuối
⟹ mHCl = 3,65 (g) ⟹ nHCl = 0,1 (mol).
Theo PTHH ⟹ nX = nHCl = 0,1 (mol).
⟹ MX = MR + 16 = 45
⟹ MR = 29 (C2H5).
Vậy X là C2H5NH2 (etyl amin).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet