Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho biết vị trí của những nguyên tố kim loại trong bảng tuần hoàn, vị trí của kim loại có tính khử mạnh nhất và vị trí của phi kim có tính oxi hoá mạnh nhất.



Đáp án:

+) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố kim loại có mặt ở:

- Nhóm IA(trừ H), nhóm IIA, nhóm IIIA (trừ Bo) và một phần các nhóm IVA,VA, VIA

- Các nhóm B (từ IB đến VIIIB)

- Họ lantan và actini được xếp thành hai hàng ở cuối bảng

+) Các kim loại có tính khử mạnh nhất nhất nằm ở nhóm IA, các phi kim có tính oxi hóa mạnh nhất nằm ở nhóm VIIA.




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một dung dịch có pH = 9,0. Tính nồng độ mol của các ion H+ và OH- trong dung dịch. Hãy cho biết màu của phenolphtalein trong dung dịch này.


Đáp án:

pH = 9,0 thì [H+] = 1,0.10-9M và [OH-] = 1,0.10-5M. Môi trường kiểm. Trong dung dịch kiềm thì phenolphtalein có màu hồng.

Xem đáp án và giải thích
Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Tính số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hiđro hoá hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và fructozơ cần phải dùng 4,48lít khí H2 ở đktc. Mặt khác, cũng m gam hỗn hợp này tác dụng vừa hết với 8 gam Br2 trong dung dịch. Tính số mol của glucozơ và fructozơ trong m gam hỗn hợp?


Đáp án:

nglucozo = nBr2 = 0,05 mol

nglu + nfruc = nH2 = 0,2 mol

⇒ nfruc = 0,2 – 0,05 = 0,15 mol

Xem đáp án và giải thích
Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học dưới dạng phân tử và ion rút gọn của phản ứng trao đổi ion trong dung dịch để tạo thành từng kết tủa sau (hình 1.10):

a) Cr(OH)3

b) Al(OH)3

c) Ni(OH)2.


Đáp án:

a) Cr(NO3)3+ 3NaOH → Cr(OH)3↓ + 3NaNO3 (Cr3+ + 3OH- → Cr(OH)3↓)

b) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3↓ + 3NaCl (Al3+ + 3OH- → Al(OH)3↓)

c) NiSO4 + 2NaOH → Ni(OH)2↓ + Na2SO4 ( Ni2+ + 2OH- → Ni(OH)2↓)

Xem đáp án và giải thích
Ứng dụng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hiện tượng ma trơi thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa… là do nguyên nhân:

Đáp án:
  • Câu A. do 2 chất khí photphin(PH3) và diphotphin(P2H4) bốc cháy

  • Câu B. do xuất hiện khí CH4

  • Câu C. do sự xuấ hiện của CaC2

  • Câu D. do tác dung của Zn3P2,

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?


Đáp án:

nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol

- Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+

- Các phản ứng xảy ra là:

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

0,1 ← 0,4 →        0,1

Fe (dư) + 2Fe3+ → 3Fe2+

0,02 →     0,04

Cu + 2Fe3+(dư) → Cu2+ + 2Fe2+

0,03 ← 0,06

→ mCu = 0,03. 64 = 1,92 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…