Bài toán đốt cháy hỗn hợp anken
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp X; Y (MX < MY) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng P2O5 dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng (m + 39) gam. Phần trăm thể tích anken Y trong M là


Đáp án:
  • Câu A. 80,00.

  • Câu B. 75,00. Đáp án đúng

  • Câu C. 33,33.

  • Câu D. 40,00.

Giải thích:

Khi đốt cháy anken thì nCO2 = nH2O = a mol; mI tăng = mH2O; mII tăng = mCO2; => mII - mI = 44a - 18a = 39 gam; => a = 1,5 mol; nanken = 0,4 mol; => Số C trung bình = 3,75; => 2 anken là C3H6 và C4H8 với số mol lần lượt là x và y; => x + y = 0,4 mol, nCO2 = 3x + 4y = 1,5; => x = 0,1 mol; y = 0,3 mol; => %V(Y) = 75%; => Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phần trăm khối lượng Al
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 8,862g hỗn hợp gồm Al và Mg vào dung dịch HNO3 loãng, thu được dung dịch X và 3,136 lít (đktc) hỗn hợp Y gồm 2 khí không màu, trong đó có một khí hóa nâu trong không khí. Khối lượng của Y là 5,18g. Cho dung dịch NaOH (dư) vào X và đun nóng, không có khí mùi khai thoát ra. Phần trăm khối lượng của Al trong hỗn hợp ban đầu là:


Đáp án:
  • Câu A.

    19,53%.         

  • Câu B.

    10,52%.          

  • Câu C.

    12,80%.            

  • Câu D.

    15,25%.

Xem đáp án và giải thích
Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.


Đáp án:

Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

VD theo bài 2 ta có :

FeO : Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II

SiO2 : Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV .1 = II. 2

Xem đáp án và giải thích
Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g. a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn. b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta phủ một lớp bạc lên một vật bằng đồng có khối lượng 8,84 g bằng cách ngâm vật đó trong dung dịch AgNO3. Sau một thời gian lấy vật ra khỏi dung dịch, rửa nhẹ, làm khô, khối lượng của vật là 10,36 g.

a)  Cho biết các cặp oxi hoá - khử của kim loại trong phản ứng. Vai trò của các chất tham gia phản ứng. Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.

b)Tính khối lượng bạc phủ trên bề mặt vật bằng đồng. Giả thiết toàn bộ bạc thoát ra đều bám vào vật bằng đồng.





Đáp án:

a) Các cặp oxi hoá - khử của các kim loại có trong phản ứng 

Cu2+/Cu và Ag+/Ag

Vai trò của các chất tham gia phản ứng : Ag+ là chất oxi hoá ; Cu là chất khử.

Cu + 2Ag+ →Cu2+ + 2Ag

b) Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag         ( 1 )

    64 g                  →               2.108

=> tăng 216 - 64 = 152 (g)

Theo (1), khối lượng vật bằng đồng tăng 152 g thì có 216 g bạc phủ lên trên. Theo bài ra, khối lượng vật tăng là : 10,36 - 8,84 = 1,52 (g)

Vậy khối lượng bạc phủ lên trên vật bằng đồng là 2,16 g.




Xem đáp án và giải thích
Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH). a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên. b)   Tính a.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đun sôi a gam một triglixerit X với dung dịch kali hiđroxit (dư) đến khi phản ứng hoàn toàn thu được 0,92 g glixerol và m gam hỗn hợp Y gồm muối của axit oleic (C17H33COOH) và 3,18 g muối của axit linoleic (C17H31COOH).

a)  Tìm công thức cấu tạo có thể có của triglixerit trên.

b)   Tính a.

 


Đáp án:

a) n C3H5(OH)3 = 0,01mol

X là triglixerit của glixerol với axit oleic và axit linoleic nên có công thức dạng (C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y, với x + y = 3.

Phản ứng của X với KOH :

(C17H31COO)xC3H5(OOCC17H33)y + 3KOH → xC17H31COOK + yC17H33COOK + C3H5(OH)3

Từ pt: nC17H31COOK = x.n C3H5(OH)3 = 0,01x mol =  = 0,01 mol

→ x = 1 →y = 2

X có công thức cấu tạo : C17H31COOC3H5(OOCC17H33)2.

b) Ta có : nC17H33COOK = 0,02 mol ⟹  mC17H33COOK = 0,02.320 = 6,4 (g)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, ta có :

a = (0,92 + 6,4 + 3,18)- 0,03.56 = 8,82 (g)

 

 

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về ứng dụng của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là


Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ.

  • Câu B. amin.

  • Câu C. glucozơ.

  • Câu D. amino axit.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…