Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp gồm etan và etilen đi chậm qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng khối lượng bình Brom tăng thêm 2,8 gam. Số mol etan và etilen trong hỗn hợp bao nhiêu mol?
nhh = 3,36/22,4 = 0,15 mol; mC2H4 = 2,8 g ⇒ nC2H4 = 0,1 mol
nC2H6 = 0,15 - 0,1 = 0,05 mol
Khi cho 100 g hợp kim gồm có Fe, Cr và Al tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH thu được 6,72 lít khí. Lấy bã rắn không tan cho tác dụng một lượng dư dung dịch HCl (khi không có không khí) thu 38,08 lít khí. Các thể tích đo ở đktc. Xác định thành phần % của hợp kim.
Phương trình hóa học:
2Al + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2 (1)
Phần không tan là Fe và Cr
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 (2)
Cr + 2HCl → CrCl2 + H2 (3)
Số mol H2 (1) nH2 (1)= 6,72 / 22,4 = 0,3(mol)
Số mol H2 (2), (3) là nH2 = 38,08 / 22,4 = 1,7(mol)
Gọi x, y, z lần lượt là số mol của Fe, Cr, Al
Theo bài ra ta có hệ phương trình
56x + 52y + 27z = 100
x+y=1,7
3z/2 = 0,3
=> x=1,55 y=0,15 z=0,2.
Thành phần % theo khối lượng của hỗn hợp là :
%mFe = 1,55 x 56 / 100 x 100% = 86,8%
%mCr = 0,15 x 52 / 100 x 100% = 7,8%
%mAl = 0,2 x27 / 100 x 100% = 5,4%
Một hợp chất có công thức hóa học là K2CO3. Em hãy cho biết:
a) Khối lượng mol của chất đã cho.
b) Thành phần phần trăm (theo khối lượng) của các nguyên tố có trong hợp chất.
a) MK2CO3 = 39.2 + 12 + 16.3 = 138 (g)
b)
%K = (39.2.100%)/138 = 56,5%
%C =(12.100%)/138 = 8,7%
=> %O = 34,8%
Cho một lá sắt vào 160 gam dung dịch CuSO410%. Sau khi Cu bị đẩy hết ra khỏi dung dịch CuSO4 và bám hết vào lá sắt, thì khối lượng lá sắt tăng lên 4%. Xác định khối lượng lá sắt ban đầu.
Số mol CuSO4 = 10/100 = 0,1 mol
Phương trình hóa học của phản ứng:
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khối lượng Fe phản ứng: 0,1 . 56 =5,6(gam)
Khối lượng Cu sinh ra: 0,1 . 64 = 6,4 (gam)
Gọi x là khối lượng lá sắt ban đầu
Khối lượng lá sắt khi nhúng vào dung dịch CuSO4 tăng lên là: 4x/100 = 0,04x (gam)
Khối lượng lá sắt tăng lên = mCu sinh ra - mFe phản ứng = 0,04x = 6,4 -5,6 = 0,8
=> x= 20 gam
Trình bày tính chất hóa học của magie nitrat
- Mang tính chất hóa học của muối
Bị phân hủy bởi nhiệt:
2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2
Tác dụng với muối
Mg(NO3)2 + Na2CO3 → 2NaNO3 + MgCO3
Tác dụng với dung dịch bazo
Mg(NO3)2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaNO3
Tại sao SO2 được dùng tẩy trắng bột giấy?
SO2 tác dụng với các chất hữu cơ có màu tạo ra các chất không màu nên nó tẩy trắng được bột giấy
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
okviprút tiền shbet