Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

            0,4         0,1         0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập xác định đồng phân của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?


Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 8

  • Câu C. 4

  • Câu D. 1

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A. 1, Tính a? 2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan a gam bột sắt cần vừa đủ 600ml dung dịch H2SO4 thu được 10,08 lit khí H2(đktc) và dung dịch A.

1, Tính a?

2, Tính nồng độ mol của dung dịch axit đã dùng?


Đáp án:

Ta có: nH2= 0,45mol

Phương trình phản ứng hóa học:

Fe    +   H2SO→ FeSO4 + H2

0,45       0,45   ←                0,45 mol

a/  mFe = a = 0,45.56 = 25,2g

b/ CMdd(H2SO4) = 0,75M

Xem đáp án và giải thích
Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nêu những điểm giống nhau và khác nhau về tính chất hoá học giữa axit nitric và axit photphoric. Dẫn ra những phản ứng hoá học để minh hoạ?


Đáp án:

Những tính chất chung: Đều có tính axit

   + Chuyển màu chất chỉ thị: Quỳ tím chuyển thành màu hồng

   + Tác dụng với bazơ, oxit bazơ không có tính khử (các nguyên tố có số oxi hoá cao nhất):

   3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 3H2O

   Fe2O3 + 6HNO3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O

   + Tác dụng với một số muối của axit yếu và không có tính khử:

   2HNO3 + CaCO3 → Ca(NO3)2 + H2O + CO2

   2H3PO4 + 3Na2SO3 → 2Na3PO4 + 3H2O + 3SO2

 

Những tính chất khác nhau:

HNO3 H3PO4

- Axit HNO3 là axit mạnh

HNO3 → H+ + NO3-

- Axit HNO3 có tính oxi hoá mạnh

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

S + 2HNO3 → H2SO4 + 2NO

3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Axit H3PO4 là một triaxit trung bình

H3PO4 ⇆ H+ + H2PO4-

H2PO4- ⇆ H+ + HPO42-

HPO42- ⇆ H+ + PO43-

- Axit H3PO4 không có tính oxi hoá.

3Fe + 2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2

S + H3PO4 → không phản ứng

3FeO +2H3PO4 → Fe3(PO4)2 + 3H2O

Xem đáp án và giải thích
Cho hỗn hợp A gồm có 1 mol FeS; 1,5 mol FeS2 và 1 mol S tác dụng hoàn toàn với H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp A gồm có 1 mol FeS; 1,5 mol FeS2 và 1 mol S tác dụng hoàn toàn với H2SO4 (đặc nóng, dư) thu được V lít khí SO2 (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:

Giải

Ta có: A gồm FeS, FeS2, S => Fe và S

Ta có: nFe = 2,5 mol; nS = 5 mol

BT e ta có : 3nFe + 6nS = 2n SO2 => 3.2,5 + 6.5 = 2.(V/22,4)

=>V = 420 lít

Xem đáp án và giải thích
Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao than chất thành đống lớn có thể tự bốc cháy ?


Đáp án:

Do than tác dụng chậm với O2 trong không khí tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt. Nếu than chất thành đống lớn phản ứng này diễn ra nhiều, nhiệt tỏa ra được tích góp dần khi đạt tới nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tv

Làm Bằng Cấp Giấy Tờ Giả https://baoxinviec.shop/

xoso66
Loading…