Cho khí CO khử hoàn toàn đến Fe một hỗn hợp gồm : FeO, Fe2O3, Fe3O4 thấy có 4,48 lít CO2 (đktc) thoát ra. Thể tích CO (đktc) đã tham gia phản ứng là
Số mol CO phản ứng = số mol CO2 sinh ra
=> VCO = VCO2 = 4,48l
Thủy phân hoàn toàn 7,506 gam halogenua của photpho (V) thu được hỗn hợp X gồm hai axit. Để trung hòa hoàn toàn hỗn hợp X cần 240 ml dung dịch NaOH 1,2M. Halogen đó là gì?
PX5 (x) + 3H2O → H3PO4 (x) + 5HX (5x mol)
nNaOH = 3nH3PO4 + nHX = 8x = 0,288
⇒ x = 0,036 ⇒ PX5 = 208,5 ⇒ X = 35,5 (Cl)
1. Thí nghiệm 1: Sự đông tụ protein khi đun nóng.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 2-3ml dd protein 10% (lòng trắng trứng)
+ Đun nóng ống nghiệm đến khi sôi trong khoảng 1 phút
Quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch protein đục dần sau đó đông tụ lại thành từng mảng bám vào thành ống nghiệm.
- Giải thích: Vì thành phần chính của lòng trắng trứng là protein nên dễ bị đông tụ khi đun nóng.
2. Thí nghiệm 2: Phản ứng màu biure.
- Tiến hành TN:
+ Cho vào ống nghiệm 1ml dd protein 10%, 1ml dd NaOH 30% và 1 giọt dd CuSO4 2%.
+ Lắc nhẹ ống nghiệm và quan sát hiện tượng
- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu tím đặc trưng.
- Giải thích: Do tạo ra Cu(OH)2 theo PTHH:
2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2.
Phản ứng giữa Cu(OH)2 với các nhóm peptit -CO-NH- tạo ra sản phẩm màu tím.
3. Thí nghiệm 3: Tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng.
- Tiến hành TN: chuẩn bị 4 mẫu vật liệu
+ Mẫu màng mỏng PE
+ Mẫu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC
+ Mẫu sợi len
+ Mẫu vải sợi xenlulozo
Hơ nóng lần lượt các mẫu gần ngọn lửa vài phút, quan sát hiện tượng
Đốt cháy các vật liệu trên, quan sát sự cháy và mùi.
- Hiện tượng: Khi hơ nóng các vật liệu:
+ PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
+ PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
+ Sợi len và vải sợi cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
- Giải thích:
PVC cháy theo PTHH: (C2H3Cl)n + 2,5nO2 → 2nCO2 + nH2O + nHCl.
Phản ứng cho khí HCl nên có mùi xốc.
PE cháy theo PTHH: (C2H2)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O.
Phản ứng cho khí CO2 nên không có mùi xốc.
- Sợi len và vải sợi xenlulozơ cháy theo PTHH:
(C6H10O5)n + 6nO2 → 6nCO2 + 5nH2O.
Khí thoát ra là CO2 không có mùi.
4. Phản ứng của 1 vài vật liệu polime với kiềm
- Tiến hànhTN:
+ Cho lần lượt vào 4 ống nghiệm:
• ống 1: một mẩu màng mỏng PE
• ống 2: ống nhựa dẫn nước PVC
• ống 3: sợi len
• ống 4: vải sợi xenlulozo hoặc bông
+ Cho vào mỗi ống nghiệm 2ml dd NaOH 10%
+ Đun ống nghiệm đến sôi, để nguội. Quan sát
+ Gạn lớp nước sang các ống nghiệm khác lần lượt là 1’, 2’, 3’, 4’.
+ Axit hóa ống nghiệm 1’, 2’ bằng HNO3 20% rồi thêm vào mỗi ống vài giọt dd AgNO3 1%.
+ Cho thêm vào ống nghiệm 3’, 4’ vài giọt dd CuSO4 2%.
Quan sát rồi đun nóng đến sôi.
- Hiện tượng:
+ ống 1’: không có hiện tượng gì
+ ống 2’: xuất hiện kết tủa trắng
+ ống 3’: xuất hiện màu tím đặc trưng
+ ống 4’: không có hiện tượng
- Giải thích:
+ ống 2’ xuất hiện kết tủa trắng do đã xảy ra các phản ứng:
(C2H3Cl)n + nNaOH → (C2H3OH)n +n NaCl
NaCl + AgNO3 → AgCl + NaNO3
NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
+ ống 3’: protein bị thủy phân tạo ra các amino axit, đipeptit, tripeptit …. Có phản ứng màu với Cu(OH)2.
Sau khi thực hành hóa học, trong 1 số chất thải dạng dung dịch có chứa các ion Cu2+, Zn2+, Fe2+, Pb2+, Hg2+…. Dùng hóa chất nào để xử lí sơ bộ các chất thải trên
Sử dụng nước vôi dư để kết tủa hết các ion đó.
Trình bày phương pháp hóa học để :
a. Phân biệt metan và etilen.
b. Tách lấy khí metan từ hỗn hợp etilen.
c. Phân biệt hai bình không dán nhãn đựng hexan và hex-1-en.
Viết phương trình hoá học của phản ứng đã dùng.
a. Lần lượt cho metan và etilen đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là etilen, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là metan.
CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br
Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CH2Br (không màu)
CH4 không tác dụng với dung dịch nước brom
b. Cho hỗn hợp khí (CH4 và C2H4) đi qua dung dịch nước brom dư, C2H4 sẽ tác dụng với dung dịch nước brom, khí còn lại ra khỏi bình dung dịch nước brom là CH4.(PTHH như câu a)
c. Tương tự câu a
Lần lượt cho hexan và hex-1-en đi qua dung dịch nước brom, chất nào làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hex-1-en, chất nào không làm dung dịch nước brom nhạt màu thì đó là hexan
PTHH:
CH2=CH-[CH2]3-CH3 + Br2 → CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3
Br2(dd nâu đỏ); CH2Br-CHBr-[CH2]3-CH3 (không màu)
Hexan không tác dụng với dung dịch nước brom
Trộn 200ml dung dịch natri nitrit 3M với 200ml dung dịch amoni clorua 2M rồi đun nóng cho đến khi phản ứng thực hiện xong. Xác định thể tích khí của khí nitơ sinh ra (đo ở đktc) và nồng độ mol của mỗi chất trong dung dịch sau phản ứng. Giả thiết thể tích dung dịch biến đổi không đáng kể.
nNH4Cl = 2.0,2 = 0,4 mol, nNaNO2 = 0,2.3 = 0,6 mol
NH4 + NaNO2 --t0--> N2 kết tủa + NaCl + 2H2O
Trước pu: 0,4 0,6
Phản ứng: 0,4 0,4 0,4 0,4 0,4
Sau pu: 0 0,2 0,4 0,4 0,4
nN2 = nNH4Cl = 0,4 mol
Thể tích N2 sinh ra ở đktc: VN2 = 0,4.22,4 = 8,96 (lít)
Dung dịch sau phản ứng có thể tích = 0,2 + 0,2 = 0,4 (lít)
nNaCl = nNH4Cl = 0,4 mol
nNaNO2 dư = 0,6 – 0,4 = 0,2 mol
Nồng độ mol/lít của các muối: CMNaCl = 0,4/0,4 = 1M; CMNaNO2= 0,2/0,4 = 0,5M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB