Đốt cháy a mol X là trieste của glixerol với axit đơn chức mạch hở thu được b mol CO2 và c mol H2O, biết b - c = 4a. Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc) thu được 39 gam một sản phẩm. Nếu đun m gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH đến phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn khan có khối lượng bằng bao nhiêu?
Nhận thấy b-c= 4a → trong X có 5 liên kết π trong đó có 3 liên kết π ở gốc COO và 2 liên kết π ở gốc hidrocacbon C=C
Như vậy để hidro hóa hoàn toàn 1 mol X cần dùng 2 mol H2
→ nX = 0,3: 2 = 0,15 mol
Bảo toàn khối lương → mX = 39 - 0,3. 2= 38,4 gam
Khi tham gia phản ứng thủy phân → nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 mol
Bảo toàn khối lượng → mchất rắn = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3
→ mchất rắn = 38,4 + 0,7. 40 - 0,15. 92 = 52,6 gam.
Viết công thức của các muối sau đây:
a) Kali clorua; b) Canxi nitrat;
c) Đồng sunfat; d) Natri sunfit;
e) Natri nitrat; f) Canxi photohat;
g) Đồng cacbonat.
Công thức các muối:
a) KCl. b) Ca(NO3) 2. c) CuSO4
d) Na2SO3 e) NaNO3. f) Ca3 (PO4)2. g) CuCO3.
a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
Câu A. Hợp chất giữa X và Y là hợp chất ion.
Câu B. Trong tự nhiên nguyên tố Y tồn tại cả dạng đơn chất và hợp chất.
Câu C. Công thức phân tử của hợp chất tạo thành giữa X và Y là XY.
Câu D. X có bán kính nguyên tử nhỏ nhất so với các nguyên tố trong cùng chu kì với nó.
Câu A. Fe(OH)2 −tº→ FeO + H2O
Câu B. FeO + CO −tº→ Fe + CO2
Câu C. FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
Câu D. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
Thổi từ từ V lít hỗn hợp khí (đktc) gồm CO và H2 đi qua ống đựng 16,8 gam hỗn hợp 3 oxit CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng, phản ứng hoàn toàn. Sau phản ứng thu được m gam chất rắn và một hỗn hợp khí nặng hơn khối lượng của hỗn hợp V là 0,32 gam. Tính V và m
Ta có: mO = 0,32 (g) → nO = 0,32/16 = 0,02 (mol) nên số mol của hỗn hợp CO, H2 cũng bằng 0,02 (mol)
⇒ V = 0,02. 22,4 = 0,448 (l).
Theo định luật bảo toàn khối lượng: m = 16,8 – 0,02.16 = 16,48 (g).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet