Khi đun nóng etyl clorua trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi đun nóng etyl clorua trong dung dịch chứa KOH và C2H5OH, thu được:

 

Đáp án:
  • Câu A. Ethanol

  • Câu B. Etilen Đáp án đúng

  • Câu C. Axetilen

  • Câu D. Etan

Giải thích:

- Đáp án B

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhóm nito
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm: Fe(OH)2, Cu(OH)2, Ni(OH)2, Zn(OH)2, Al(OH)3, AgCl. Cho hỗn hợp X vào dung dịch NH3 dư thì có tối đa bao nhiêu chất tan?

Đáp án:
  • Câu A. 3

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 2

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất? c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?


Đáp án:

) Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm sắt và nhôm

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2     (1)

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2     (2)

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2     (3)

Ta có nFe = a/56; nZn = a/65; nAl = a/27

Theo pt nH2 (1) = nZn = a/65 mol

Theo pt nH2 (2) = 3/2.nAl = a/18 mol

Như vậy ta nhận thấy a/18>a/56>a/65 

⇒ nH2 (3) > nH2 (2) > nH2 (1)

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm

c) Nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Có hỗn hợp bột gồm Fe3O4.CuO Dùng hóa chất là axit HNO3 1M và dụng cụ cần thiết, có thể xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp trên không ? Hãy giải thích?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có hỗn hợp bột gồm 

Dùng hóa chất là axit  1M và dụng cụ cần thiết, có thể xác định thành phần phần trăm về khối lượng của các chất trong hỗn hợp trên không ? Hãy giải thích?





Đáp án:

Xác định được và có thể tiến hành như sau :

Bước 1 : Tiến hành thí nghiệm.

Cần hỗn hợp ban đầu, chẳng hạn 10 gam.

Dùng dung dịch  tạo thành dung dịch, phản ứng với  có khí NO thoát ra sau đó chuyển thành khí  màu nâu đỏ. Đo thể tích khí  tạo thành và quy về điều kiện tiêu chuẩn V lít.

Bước 2 : Tính toán

Từ kết quả thí nghiệm và phương trình hóa học của  với dung dịch axit nitric, tính được số mol  suy ra số mol NO và tính khối lượng của  theo số mol của khí NO. Từ đó tính được phần trăm khối lượng của CuO và  trong hỗn hợp.




Xem đáp án và giải thích
hực hiện hai thí nghiệm: 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO. 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện hai thí nghiệm:

1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.

2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80 ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5 M thoát ra V2 lít NO.

Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Tìm biểu thức quan hệ giữa V1 và V2?


Đáp án:

Có nCu = 0,06 mol.

PTHH: 3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

- Thí nghiệm 1: nH+ = nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng Cu dư → nNO = nH+: 4 = 0,02 mol.

- Thí nghiệm 2: nH+ = 0,16 mol; nNO3- = 0,08 mol. Để ý rằng NO3- dư → nNO = 0,04 mol.

Tỷ lệ V1 :V2 = 1:2 mol.

Xem đáp án và giải thích
Có những chất sau: Sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng. a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hidro sunfua từ những chất đã cho. b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có những chất sau: Sắt, lưu huỳnh, axit sunfuric loãng.

a) Hãy trình bày hai phương pháp điều chế hidro sunfua từ những chất đã cho.

b) Viết các phương trình phản ứng xảy ra và cho biết vai trò của lưu huỳnh trong các phản ứng


Đáp án:

a) Hai phương pháp điều chế H2S từ những chất trên

Fe + S → FeS(1)

FeS + H2SO4 → FeSO4 + H2S (2)

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2 (3)

H2 + S → H2S (4)

b) Vai trò của S trong phản ứng (1), (4) : S là chất oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…