Tiến hành phản ứng trùng hợp 5,2 gam stiren, sau phản ứng ta thêm 400 ml dung dịch nước brom 0,125M, khuấy đều cho phản ứng hoàn toàn thấy dư 0,04 mol Br2. Khối lượng polime sinh ra là?
nBr2 = 0,05 mol
nBr2 pư = nStiren dư = 0,05 – 0,04 = 0,01 mol
⇒ mpolime = mstiren pư = 5,2 – 0,01. 104 = 4,16 gam
Nêu phương pháp hóa học để phân biệt các chất sau:
a) CH4, C2H4, CO2.
b) C2H5OH, CH3COOC2H5, CH3COOH.
c) Dung dịch glucozơ, dung dịch saccarozơ, dung dịch axit axetic.
a) Cho các khí qua dung dịch Ca(OH)2 dư, khí nào cho kết tủa là khí CO2.
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O
Lấy cùng một thể tích các khí còn lại cho tác dụng với cùng một thể tích dung dịch brom có cùng nồng độ, khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4 , khí làm nhạt màu dung dịch brom là C2H4.
b) Cho dung dịch Na2CO3 vào ba ống nghiệm chứa các chất trên, chất trong ống nghiệm nào có khí bay ra là CH3COOH.
CH3COOH + Na2CO3 → 2CH3COONa + CO2 + H2O
(Có thể dùng quỳ tím, axit CH3COOH đổi màu quỳ tím thành đỏ).
Cho Na vào hai ống nghiệm còn lại, chất trong ống nghiệm nào cho khí bay ra là rượu etylic, chất không phản ứng là CH3COOC2H5.
c) Cho quỳ tím vào ba ống nghiệm chứa các chất tren, chất trong ống nghiệm nào đổi màu quỳ tím thành đỏ là axit axetic.
Cho AgNO3 trong dung dịch NH3 vào hai ống nghiệm còn lại và đun nóng, chất trong ống nghiệm nào có chất màu sáng bạc bám lên thành ống nghiệm là glucozơ, còn lại dung dịch không phản ứng là dung dịch saccarozơ.
Một hơp chất có thành phần các nguyên tố là 40% Cu; 20% S và 40% O. Hãy xác định công thức hoá học của hợp chất (biết khối lượng mol của hợp chất là 160 g/mol)
- Khối lượng của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
mCu = (40.160)/100 = 64g
mS = 32g; mO = 64g
Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là:
nCu = 1 mol; nS = 1 mol; nO = 4 mol
Suy ra trong 1 phân tử hợp chất có : 1 nguyên tử Cu, 1 nguyên tử S và 4 nguyên tử O.
Vậy công thức hoá học của hợp chất là: CuSO4
Trong dung dịch, glucozo tồn tại ở những dạng nào (viết công thức và gọi tên)?
Trong dung dịch glucozo tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng 6 cạnh (α, β).
Chất tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím là:
Câu A. Ala-Gly-Val.
Câu B. Ala-Gly.
Câu C. Gly-Ala.
Câu D. Val-Gly.
Dãy nào sau đây chỉ gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch HCl, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3?
Câu A. Fe, Ni, Sn
Câu B. Zn, Cu, Mg
Câu C. Hg, Na, Ca
Câu D. Al, Fe, CuO
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet