Cho 1 g hỗn hống của Na (natri tan trong thuỷ ngân) tác dụng với nước thu đứợc dung dịch kiềm. Để trung hoà dung dịch kiềm đó cần 50 ml dung dịch HCl 0,2M. Tính phần trăm khối lượng của natri trong hỗn hống.
2Na + 2H2O →2NaOH + H2 (1)
NaOH + HCl → NaCl + H2O (2)
Từ (1) và (2) ta thấy
nNa = nNaOH= nHCl = (0,2.50) : 1000 = 0,01 mol
=> %mNa = 2,3%
Trong một số trường hợp, khi người bệnh bị suy kiệt thì được bác sĩ chỉ định truyền dịch “đạm” để cơ thể sớm hồi phục. Chất đạm trong dịch truyền là
Câu A. saccarozơ.
Câu B. amin.
Câu C. glucozơ.
Câu D. amino axit.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm hai amin (là đồng đẳng) và hai anken cần vừa đủ 0,2775 mol O2, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 11,43 gam. Giá trị lớn nhất của m là:
Câu A. 2,55.
Câu B. 2,97.
Câu C. 2,69.
Câu D. 3,25.
Nhận biết các chất sau:CH3CH2CH2 – OH, CH3CH2COOCH3, HCOOH, CH3 – CH2 – COOH.
- Cho quỳ tím lần lượt vào 4 mẫu thử:
+ Nhóm 1: 2 mẫu làm quỳ tím hóa đỏ là CH3 – CH2 – COOH và HCOOH
+ Nhóm 2: 2 mẫu không làm đổi màu quỳ tím là CH3CH2CH2OH và CH3CH2COOCH3
- Cho Na vào 2 mẫu ở nhóm 2
+ Mẫu có hiện tượng sủi bọt khí là CH3CH2CH2OH
+ Còn lại là CH3CH2COOCH3
CH3 – CH2 – CH2 – OH + Na → CH3 – CH2 – CH2 – ONa + 1/2 H2
- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 2 mẫu nhóm 1:
+ Mẫu nào có hiện tượng bạc kết tủa là HCOOH
+ Còn lại là CH3 – CH2 – COOH
HCOOH + 2AgNO3 + 4NH3 + H2O → (NH4)2CO3 + 2NH4NO3 + 2Ag
Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hợp chất hữu cơ đơn chức X, thu được 2,2 gam CO2 và 0,9 gam H2O. X có khả năng tham gia phản ứng với NaOH. Số đồng phân của X?
Ta có: nCO2 = nH2O = 0,05mol
mX = mO+ mC+ mH
⇒ nO = (1,1 - 0,05.12 - 0,05.2) : 16 = 0,025 mol
⇒ C: H: O = 0,05: 0,1: 0,025 = 2 : 4 : 1
X là hợp chất đơn chức tham gia phản ứng với NaOH
⇒ X có CTPT C4H8O2 là este hoặc axit
Các đồng phân:
HCOOC3H7; HCOOCH(CH3)CH3; CH3COOC2H5; C2H5COOCH3; C3H7COOH; CH3(CH3)CH2COOH.
Một loại xăng có thành phần về khối lượng như sau: hexan 43,0%, heptan 49,5%, pentan 1,80%, còn lại là octan. Hãy tính xem cần phải hỗn hợp 1,0g xăng đó tối thiểu với bao nhiêu lít không khí (đktc) để đảm bảo sự cháy được hoàn toàn và khi đó tạo ra bao nhiêu lít CO2.
1g xăng có:
mC6H4 = 0,43 g ⇒ nC6H4 = 0,43/86 mol
mC7H16 = 0,495 g ⇒ nC7H16 = 0,495/100 mol
mC5H12 = 0,018 g ⇒ nC5H12 = 0,018/72 mol
mC8H18 = 0,057 g ⇒ nC8H18 = 0,057/114 mol
PTHH tổng quát:
CnH2n+2 + ((3n+1)/2)O2 ---t0---> nCO2 + (n+1)H2O
=> nO2 = 19/2.0,43/46 + 11.0,495/100 + 8.0,018/72 + 25/2.0,057/114 = 0,1102 mol
⇒ Thể tích không khí tối thiểu cần dùng là: 5. 0,1102 .22,4 = 12,325 lít
=> nCO2 = 6.0,43/86 + 7.0,495/100 + 5.0,018/72 + 8.0,057/114 = 0,0699 mol
VCO2= 0,0699 . 22,4 = 1,566 lít
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB