a. Hãy so sánh cấu trúc phân tử của xenlulozo với amilozo và amilopectin
b. Vì sao sợi bông vừa bền chắc vừa mềm mại hơn so với sợi bún khô, mì khô, miến khô
a. Xenlulozo có cấu trúc không phân nhánh và không xoắn, còn tinh bột là hỗn hợp của hai polisacarit : amilozo không phân nhánh, không duỗi thẳng mà xoắn thành hình lò xo, mỗi vòng xoắn gồm 8 mắt xích α-glucozo và amilopectin có cấu tạo phân nhánh
b. Sợi bông chủ yếu gồm xenlulozo, có tính chất mềm mại bền chắc hơn sợi mì, miến, bún khô(tinh bột) vì cấu tạo hóa học của chúng khác nhau
Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là
Ta có: nH2 = 0,3 mol
--> m = 15,4 + 0,3.2.35,5 = 36,7g
Hợp chất hữu cơ A có tỉ khối hơi so với H2 là 30. Đốt cháy hoàn toàn 0,3g A chỉ thu được 224 ml CO2 và 0,18g H2O. Chất A phản ứng được với Na tạo H2 và có phản ứng tráng bạc. Vậy A là:
Câu A. CH3COOH
Câu B. HO-CH2-CHO
Câu C. CH3OCHO
Câu D. HOOC-CHO
Câu A. Metylamin làm dung dịch phenolphthalein chuyển sang màu xanh.
Câu B. Anilin tạo kết tủa trắng với nước brom.
Câu C. Riêu cua nổi lên khi đun nóng là hiện tượng đông tụ protein.
Câu D. Nhỏ natri hiđroxit vào dung dịch phenylamoni clorua thấy hiện tượng phân lớp chất lỏng.
Sục V lít CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch X gồm Ba(OH)2 1M và NaOH 1M. Sau phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Tìm V?
nBa(OH)2 = nNaOH = 0,2; nBaCO3 = 0,1
Trường hợp 1: CO2 hết, Ba(OH)2 dư ⇒nCO2 = nBaCO3 = 0,1 ⇒ V = 2,24 lít
Trường hợp 2: CO2 hết, Ba(OH)2 hết
⇒ nCO2 = nOH- - 0,1 = 0,6 - 0,1 = 0,5 ⇒ V = 11,2 lít
Chỉ dùng thêm một kim loại phân biệt các dung dịch NaCl, MgCl2, FeCl2, FeCl3, CuSO4, (NH4)2SO4.
Chia nhỏ các dung dịch thành các phần có đánh số thứ tự. Cho kim loại Ba từ từ tới dư vào các dung dịch trên, các cốc đều có khí thoát ra:
Ba + H2O → Ba(OH)2 + H2↑
Và các hiện tượng sau:
- Cốc có kết tủa đỏ nâu là FeCl3
2FeCl3 + 3Ba(OH)2 → 2Fe(OH)3↓ + 3BaCl2
- Cốc có kết tủa trắng xanh chuyển sang đỏ nâu là FeCl2:
FeCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Fe(OH)2↓
4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3↓
- Cốc có kết tủa xanh là CuSO4: CuSO4 + Ba(OH)2 → Cu(OH)2↓ + BaSO4↓
- Cốc có kết tủa trắng không tan và có khí thoát ra có mùi khai là (NH4)2SO4:
(NH4)2SO4 + Ba(OH)2 → 2NH3↑ + BaSO4↓ + 2H2O
- Cốc có kết tủa trắng là MgCl2: MgCl2 + Ba(OH)2 → BaCl2 + Mg(OH)2↓
- Cốc còn lại là dung dịch NaCl.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
SONCLUB