Polime
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các chất: Cao su buna, poli (metyl metacrylat), tơ olon, tơ nilon-6,6 và polietilen. Số chất được tạo thành từ phản ứng trùng hợp là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 2

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 3

Giải thích:

Đáp án C. Trừ tờ nilon 6,6 được thành từ phản ứng trùng ngưng còn lại: Cao su buna, poli (metyl metacrylat), tơ olon và polietilen đều được tạo thành từ phản ứng trùng ngưng hợp. Cao su buna: Trùng hợp butu-1,3-điên có xúc tác Na thu được cao su buna. nCH2=CH-CH=CH2 ---> (-CH2-CH=CH-CH2-)n. - Polienlen(PE): Trùng hợp etilen nCH2=CH2 ---t0,xt,p---> (-CH2-CH2-)n. - Poli(metyl metacylat): Trùng hợp metyl metacrylat: nCH2=C(CH3)-COOCH3 ---xt,t0,p---> (-CH2-C(CH3)-COOCH3-)n. - Tơ nitron (tơ olon): Được tộng hợp từ ninyl xianua (hay acrilonitrin). nCH2=CH-CN ---xt,t0,p---> (-CH2-CH-CN-)n.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp gồm 25 gam phenol và benzen khi cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thấy tách ra 2 lớp chất lỏng phân cách, lớp chất lỏng phía trên có thể tích 19,5 ml và có khối lượng riêng là 0,8 g/ml. Khối lượng phenol trong hỗn hợp ban đầu là bao nhiêu?


Đáp án:

Lớp chất lỏng phía trên có V = 19,5ml ⇒ Vbenzen = 19,5 ( Do benzen không tác dụng với dung dịch NaOH, không tan trong H2O)

mbenzen = V.D = 15,6g ⇒ mphenol = 9,4g

Xem đáp án và giải thích
Trình bày tính chất hóa học của mgie clorua
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày tính chất hóa học của magie clorua


Đáp án:

 Mang tính chất hóa học của muối:

Tác dụng với muối

MgCl2 + 2AgNO3 → 2AgCl + Mg(NO3)2

Tác dụng với dung dịch bazo:

MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl

Xem đáp án và giải thích
Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?


Đáp án:

Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

Xem đáp án và giải thích
Dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng : a) Từ các đơn chất có thể điều chế hợp chất hoá học. b) Từ hợp chất hoá học có thể điều chế các đơn chất. c) Từ hợp chất hoá học này có thể điều chế hợp chất hoá học khác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Dẫn ra những phản ứng hoá học để chứng minh rằng :

a) Từ các đơn chất có thể điều chế hợp chất hoá học.

b) Từ hợp chất hoá học có thể điều chế các đơn chất.

c) Từ hợp chất hoá học này có thể điều chế hợp chất hoá học khác.


Đáp án:

a) Thí dụ, từ hai đơn chất Na và Cl2 có thể điều chế hợp chất NaCl.

2Na + Cl2 → 2NaCl

b) Từ hợp chất H2O bằng phương pháp điện phân có thể điều chế các đơn chất là H2 và O2.

2H2O → 2H2 + O2

c) Từ hợp chất bazơ Cu(OH)2 có thể điều chế hợp chất oxit CuO bằng phươnu pháp nhiệt phân. Hoặc từ muối CaCO3 có thể điều chế các oxit CaO, CO2.

Cu(OH)2 → CuO + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tại sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao không nên dùng xô, chậu bằng nhôm để đựng quần áo ngâm xà phòng?



Đáp án:

Trong xà phòng luôn có một lượng xút dư ; các muối natri của các axit béo bị thuỷ phân tạo ra môi trường kiềm có thể ăn mòn nhôm.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…