Câu hỏi lý thuyết về khả năng tan trong nước của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hai chất nào sau đây đều tan tốt trong nước


Đáp án:
  • Câu A. CH3COOH và CH3NH2 Đáp án đúng

  • Câu B. CH3COOCH3 và CH3OH

  • Câu C. HCOOH và Tinh bột

  • Câu D. C6H5NH2 và CH3COOH

Giải thích:

Đáp án A Phân tích: Hai chất tan tốt trong nước là CH3COOH và CH3NH2 ( có liên kết H linh động).

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Công thức cấu tạo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho axit cacboxylic tác dụng với propan-2-ol có xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng tạo ra este X có công thức phân tử C5H10O2. Tên gọi của X là.

Đáp án:
  • Câu A. n-propyl axetat.

  • Câu B. isopropyl axetat.

  • Câu C. propyl propionat.

  • Câu D. isopropyl propionat.

Xem đáp án và giải thích
Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để tạo thành phân tử của một hợp chất thì tối thiểu cần phải có bao nhiêu loại nguyên tử?


Đáp án:

Do hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở nên.

Xem đáp án và giải thích
Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín: a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau: - Tăng nhiệt độ. - Thêm lượng hơi nước vào. - Thêm khí H2 vào. - Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống. - Dùng chất xúc tác.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xét các hệ cân bằng sau trong một bình kín:

a) C(r) + H2O(k) → CO(k) + H2(k); ΔH = 131 kJ

b) CO(k) + H2O(k) → CO2(k) + H2(k); ΔH = - 41kJ

Các cân bằng trên chuyển dịch như thế nào khi biên đổi một trong các điều kiện sau:

- Tăng nhiệt độ.

- Thêm lượng hơi nước vào.

- Thêm khí H2 vào.

- Tăng áp suất chung bằng cách nén cho thể tích của hệ giảm xuống.

- Dùng chất xúc tác.


Đáp án:

a) C(r) + H2O(k) ⇌ CO(k) + H2(k); ΔH > 0

b) CO(k) + H2O(k) ⇌ CO2(k) + H2(k); ΔH < 0

  Phản ứng a Phản ứng b
Tăng nhiệt độ
Thêm lượng hơi nước
Thêm khí H2 vào.
Tăng áp suất Không đổi
Chất xúc tác Không đổi Không đổi

Xem đáp án và giải thích
Nhận biết các chất sau: Etyl axetat, formalin, axit axetic, etanol.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nhận biết các chất sau: Etyl axetat, formalin, axit axetic, etanol.


Đáp án:

CH3COOC2H5, HCHO, CH3COOH, C2H5OH.

- Cho quỳ tím vào 4 mẫu thử:

    + Mẫu thử làm quỳ tím hóa đỏ là CH3COOH

- Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào 3 mẫu thử còn lại:

    + Mẫu tạo kết tủa là HCHO

HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O → (NH4)2CO3 + 4NH4NO3 + 4Ag

- Cho Na vào 2 mẫu còn lại:

    + Mẫu thử có hiện tượng sủi bọt khí C2H5OH

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2

    + Còn lại là CH3COOC2H5.

Xem đáp án và giải thích
Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo. Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên. Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết rằng trong nước bọt có men amilaza làm chất xúc tác cho phản ứng của tinh bột với nước chuyển thành mantozo (đường mạch nha) và một ít men mantaza làm chất xúc tác cho phản ứng của mantozo với nước chuyển thành glucozo.

   Khi ta nhai cơm (trong cơm có tinh bột) có thể xảy ra hai phản ứng hóa học trên.

   Hãy ghi lại phương trình chữ của hai phản ứng và giải thích vì sao khi nhai kĩ cơm ta thấy vị ngọt.


Đáp án:

Tinh bột + Nước → Mantozo

   Mantozo + Nước → Glucozo

   Nhai cơm kĩ để nghiền thật nhỏ tinh bột, đồng thời để nước bọt tiết ra có đủ chất xúc tác cho phản ứng chuyển tinh bột thành mantozo, và phản ứng chuyển từ mantozo thành glucozo. Vị ngọt có được là do có một ít hai chất này.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…