Bài tập về tính chất hóa học của este, axit cacboxylic
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho các đồng phân đơn chức của C2H4O2 tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, NaHCO3?


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4 Đáp án đúng

  • Câu D. 5

Giải thích:

Đáp án C Phân tích : Các đồng phân cấu tạo, đơn chức của C2H4O2 là: CH3COOH, HCOOCH3. Na + CH3COOH → CH3COONa+ H2; NaOH + CH3COOH → CH3COONa + H2O; NaOH + HCOOCH3 → HCOONa + CH3OH; NaHCO3 + CH3COOH → CO2 + H2O+ CH3COONa.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của muối Fe2(SO4)3
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?


Đáp án:
  • Câu A. NaOH.

  • Câu B. Ag.

  • Câu C. BaCl2.

  • Câu D. Fe.

Xem đáp án và giải thích
phản ứng thế
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thế?

Đáp án:
  • Câu A. 4S + 8NaOH → Na2SO4 + 3Na2S + 4H2O

  • Câu B. Cl2 + 2KBr → 2KCl + Br2

  • Câu C. 3Zn + 8HNO3 → 3Zn(NO3)2 + 2NO + 4H2O

  • Câu D. Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag

Xem đáp án và giải thích
 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho amino axit X tác dụng vừa đủ với 16,6 ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1 g/ml) thu được muối Y. Y tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Z. Cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được 15,55 gam muối khan. Công thức của X?


Đáp án:

Theo bài ra, ta có nHCl = 0,1 mol; nNaOH = 0,2 mol nên muối gồm có 0,1 mol muối amino axit và 0,1 mol NaCl.

=> Khối lượng muối amino axit: 15,55 – 0,1.58,5 = 9,7.

=> Mmuối aminoaxit = 97 <=> H2N - R - COONa => R = -CH2-

=> X là: H2N - CH2 - COOH

Xem đáp án và giải thích
Cho 23 kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88 kg axit nitric 66% và 74 kg axit suníuric 96%. Giả sử toluen được chuyển hoàn toàn thành trinitrotoluen và sản phẩm này được tách hết khỏi hỗn hợp axit còn dư. Tính : 1. Khối lượng trinitrotuluen thu được. 2. Khối lượng hỗn hợp axit còn dư và nồng độ phần trãm của từng axit trong hỗn hợp đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 23 kg toluen tác dụng với hỗn hợp gồm 88 kg axit nitric 66% và 74 kg axit suníuric 96%. Giả sử toluen được chuyển hoàn toàn thành trinitrotoluen và sản phẩm này được tách hết khỏi hỗn hợp axit còn dư. Tính :

1. Khối lượng trinitrotuluen thu được.

2. Khối lượng hỗn hợp axit còn dư và nồng độ phần trãm của từng axit trong hỗn hợp đó.





Đáp án:

1. Số mol TNT = số mol toluen = ( = 250 (mol).

Khối lượng TNT = ( (kg).

2. Khối lượng hỗn hợp axit còn lại sau phản ứng :

23 + 88 + 74 -  =  (kg)

Khối lương HNO3 trong đó : (=1 (kg).

C% của HNO3 là : (. 100%) : = 8,4%.

Khối lương H2SO4 là : ( = 71 (kg).

C% của H2SO4 là : (100%) : 12825.102=55,4%.

 




Xem đáp án và giải thích
Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây: Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết công thức hóa học của bazơ tương ứng với các oxit sau đây:

Na2O, FeO, BaO, MgO, Al2O3


Đáp án:

Oxit

Bazơ tương ứng

Na2O

NaOH

FeO

Fe(OH)2

BaO

Ba(OH)2

MgO

Mg(OH)2

Al2O3

Al(OH)3

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…