Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng: A → B + CO2 B + H2O → C C + CO2 → A + H2O A + H2O + CO2 → D D to→ A + H2O + CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Bổ túc và hoàn thành phương trình phản ứng:

A → B + CO2

B + H2O → C

C + CO2 → A + H2O

A + H2O + CO2 → D

 A + H2O + CO2


Đáp án:

A: CaCO3
B: CaO
C: Ca(OH)2
D: Ca(HCO3)2

Phương trình phản ứng hóa học:

CaCO3  CaO + CO2

CaO + H2O → Ca(OH)2

Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3 + H2O

CaCO3+ H2O + CO2 → Ca(HCO3)2

Ca(HCO3)2 →to CaCO3 + H2O + CO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 118,8 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác axit sunfuric đặc, nóng. Để có 118,8 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất phản ứng đạt 90%). Tìm m?


Đáp án:

3nHNO3 → [C6H7O2(ONO2)3]n

189n        →        297n

H = 90% ⇒ mHNO3 = 118,8. 189/297  : 90% = 84kg

Xem đáp án và giải thích
Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bài thực hành số 3: Tính chất của các halogen


Đáp án:

1. Thí nghiệm 1: Điều chế Clo. Tẩy màu của khí clo ẩm

- Tiến hành TN:

   + Lắp thí nghiệm như hình vẽ: Lấy vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ KClO3, kẹp 1 miếng giấy màu ẩm phía trên miệng ống nghiệm.

   + Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl đặc vào ống nghiệm.

- Quan sát hiện tượng:

- Hiện tượng: Có khí màu vàng thoát ra, giấy mầu ẩm mất màu

- Giải thích: KClO3 đã oxi hóa Cl- trong HCl thành Cl2. Cl2 có tính tẩy màu nên làm mất màu giấy màu ẩm.

PTHH: KClO3 + 6HCl → KCl + 3H2O + 3Cl2

2. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của clo, brom và iot

- Tiến hành TN: Lấy vào 3 ống nghiệm:

Ống 1: dung dịch NaCl; ống 2: dung dịch NaBr và ống 3: dung dịch NaI

∗ Lần 1: Nhỏ vào mỗi ống vài giọt nước clo, lắc nhẹ

- Hiện tượng:

Ống 1: Không có hiện tượng gì

Ống 2: Dung dịch có màu đỏ nâu

Ống 3: Dung dịch có chất rắn màu tím ở đáy ống nghiệm

- Giải thích: Cl2 đã oxi hóa ion Br- thành Br2 (màu đỏ nâu) và I- thành I2 (chất rắn màu tím)

PTHH: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Cl2 + 2NaI → 2NaCl + I2

- Kết luận: Clo có tính oxi hóa mạnh hơn brom và iot.

∗ Lần 2: Làm lại thí nghiệm trên thay nước clo bằng nước brom

- Hiện tượng:

Ống 1, ống 2: Không có hiện tượng gì

Ống 3: Dung dịch có 1 lớp màu tím lắng xuống đáy ống nghiệm

- Giải thích: Br2 đã oxi hóa I- ở ống 3 thành I2 ( màu tím)

Br2 không oxi hóa được Cl-.

PTHH: Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

- Kết luận: Brom có tính oxi hóa mạnh hơn Iot và yếu hơn clo.

   + Lần 3: Làm lại thí nghiệm với nước iot.

Cả 3 ống nghiệm không có hiện tượng gì.

- Giải thích: I2 không oxi hóa được Cl- và Br-

- Kết luận: Iot có tính oxi hóa yếu hơn clo và brom.

3. Thí nghiệm 3: Tác dụng của iot với hồ tinh bột

- Tiến hành TN: Cho vào ống nghiệm 1 lượng nhỏ hồ tinh bột. Nhỏ 1 giọt nước iot vào ống nghiệm. Quan sát hiện tượng

- Hiện tượng: Dung dịch xuất hiện màu xanh.

- Giải thích: Iot tạo thành với hồ tinh bột 1 chất màu xanh.

Do đó hồ tinh bột được dùng để nhận biết iot.

Xem đáp án và giải thích
Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen: 4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen:

4Ag + 2H2S + O2 → 2Ag2S + 2H2O

Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng?


Đáp án:
  • Câu A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử.

  • Câu B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa.

  • Câu D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn Ag là chất khử.

Xem đáp án và giải thích
 Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai? a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng). b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng) c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng). d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?

a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2(ánh sáng).

b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl(ánh sáng)

c) 2CH+ Cl2 → 2CH3Cl + H2(ánh sáng).

d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl(ánh sáng).


Đáp án:

Phương trình hóa học viết đúng là trường hợp d. Các trường hợp còn lại đều sai.

 

Xem đáp án và giải thích
Kim loai
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hòa tan hoàn toàn 28g Fe vào dung dịch AgNO3 dư thì khối lượng chất rắn thu được là:

Đáp án:
  • Câu A. 108g

  • Câu B. 162g

  • Câu C. 216g

  • Câu D. 154g

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…