Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được 10,08l (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 59/3 . Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hết 31,89 gam hỗn hợp A gồm 2 kim loại Al và Mg trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thu được 10,08l (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O và dung dịch Y. Tỉ khối hơi của X so với khí hidro là 59/3 . Cô cạn dung dịch Y thu được 220,11 gam muối khan. Phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A là


Đáp án:

Giải

Ta có : nNO + nN2O = 10,08 : 22,4 = 0,45 mol (1)

30nNO + 44nN2O = (59/3).2.0,45 = 17,7 (2)

Từ (1), (2) => nNO = 0,15 và nN2O = 0,3

Gọi số mol của Al (x mol) và Mg (y mol)

Ta có : 27x + 24y = 31,89 (*)

Giả sử sản phẩm khử chỉ có NO, N2O, ta có : m muối = mKL + mNO3- = 31,89 + 62.(3.0,15 + 0,3) = 78,39 < 220,11g  (vô lý) => có tạo ra muối NH4NO3 (z mol)

Hoặc ta thấy có kim loại Al => chắc chắn tạo ra muối NH4NO3

BT e ta có : 3nAl + 2nMg = 3nNO + 8nN2O + 8nNH4NO3

=>3x + 2y = 3.0,15 + 8.0,3 + 8z

=> 3x + 2y – 8z = 2,85 (**)

Ta lại có: mY = 220,11 => mAl(NO3)3 + mMg(NO3)2 + mNH4NO3 = 220,11

=>213.x + 148.y + 80z = 220,11 (***)

Từ *, **, *** ta có x = 0,47; y = 0,8; z = 0,02

%mAl = (27.0,47.100) : 31,89 = 39,79%

=>%mMg = 60,21%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3. Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học. Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là : Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.

Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.

Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.


Đáp án:

a) Dùng thuốc thử là dung dịch HNO3 loãng :

Ghi số thứ tự của 3 lọ, lấy một lượng nhỏ hoá chất trong mỗi lọ vào 3 ống nghiệm và ghi số thứ tự ứng với 3 lọ. Nhỏ dung dịch HNO3 cho đến dư vào mỗi ống, đun nóng nhẹ. Quan sát hiện tượng :

- Nếu không có hiện tượng gì xảy ra, chất rắn trong ống nghiệm là muối NaCl. Lọ cùng số thứ tự với ống nghiệm là NaCl.

- Nếu có bọt khí thoát ra thì chất rắn trong ống nghiệm có thể là Na2CO3 hoặc hỗn hợp Na2CO3 và NaCl

- Lọc lấy nước lọc trong mỗi ống nghiệm đã ghi số rồi thử chúng bằng dung dịch AgNO3. Nếu :

Nước lọc của ống nghiệm nào không tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì muối ban đầu là Na2CO3.

Nước lọc của ống nghiệm nào tạo thành kết tủa trắng với dung dịch AgNO3 thì chất ban đầu là hỗn hợp hai muối NaCl và Na2CO3.

Các phương trình hoá học :

Na2CO3 + 2HNO3 → 2NaNO3 + H20 + CO2 ↑

(đun nóng nhẹ để đuổi hết khí CO2 ra khỏi dung dịch sau phản ứng)

NaCl + AgNO3 → AgCl ↓ + NaNO3

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt(II) oxit và thu được 11,2 g Fe. a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra. b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng. c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm người ta dùng khí hiđro để khử sắt(II) oxit và thu được 11,2 g Fe.

a) Viết phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Tính khối lượng sắt (III) oxit đã phản ứng.

c) Tính thể tích khí hiđro đã tiêu thụ (đktc).


Đáp án:

nFe = 0,2 mol

Phương trình hóa học của phản ứng:

Fe2O3 + 3H2 → 2Fe + 3H2O.

Khử 1 mol Fe2O3 cho 2 mol Fe.

x mol Fe2O3 → 0,2 mol.

x = 0,2 : 2 =0,1 mol.

m = 0,1 .160 =16g.

Khử 1 mol Fe2O3 cần 3 mol H2.

Vậy khử 0,1 mol Fe2O3 cần 0,3 mol H2.

V= 0,3 .22.4 = 6,72l.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán liên quan tới phản ứng xà phòng hóa este
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Xà phòng hóa hoàn toàn 4,4g este C4H8O2 bằng dung dịch NaOH thu được 4,1g muối. Este là:


Đáp án:
  • Câu A. C2H5COOCH3

  • Câu B. CH3COOC2H5

  • Câu C. HCOOCH2CH2CH3

  • Câu D. HCOOCH(CH3)2

Xem đáp án và giải thích
Bảng tuần hoàn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tính chất hoặc đại lượng vật lí nào sau đây, biến thiên tuần hoàn theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử? (1). Bán kính nguyên tử. (2). Tổng số e. (3). Tính kim loại. (4). Tính phi kim. (5). Độ âm điện. (6). Nguyên tử khối.

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (3), (4), (6)

  • Câu C. (2), (3,) (4)

  • Câu D. (1), (3), (4), (5)

Xem đáp án và giải thích
Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hãy tính xem khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- , giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cao su lưu hóa chứa 2% lưu huỳnh. Hãy tính xem khoảng bao nhiêu mắt xích isopren có một cầu nối đisunfua –S-S- , giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su


Đáp án:

Giả sử n là số mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-:

(-C5H8-) + 2S → C5nH8n-2S2

%S = (2.32.100)/(68n + 62) = 2 → n = 46

Vậy khoảng 46 mắt xích isopren có một cầu nối –S-S-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…