Tìm công thức có phản ứng tráng bạc
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Ứng với công thức C2HxOy ( M< 62) có bao nhiêu chất hữu cơ bền , mạch hở có phản ứng tráng bạc ?


Đáp án:
  • Câu A.

    2

  • Câu B.

    4

    Đáp án đúng

  • Câu C.

    1

  • Câu D.

    3

Giải thích:

C2HxOy => M = 24 + x + 16y < 62

=> x + 16y < 38

=> y < 38/16 = 2,375

Để có phản ứng tráng bạc thì phải có nhóm CHO => y > 0

- Nếu y = 1 => x =4

Chỉ có 1 chất thỏa mãn là C2H4O (CH3CHO)

- Nếu y = 2 => x < 6

Có 3 chất thỏa mãn là :

C2H2O2 : (CHO)2 và C2H4O2 : HO-CH2-CHO ; HCOOCH3

Vậy tổng cộng có 4 chất thỏa mãn.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nhiệt độ sôi nóng chảy của kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Kim loại nào sau đây có nhiệt độ sôi nóng chảy cao nhất trong các kim loại

Đáp án:
  • Câu A. Sắt

  • Câu B. Vonfram

  • Câu C. Kẽm

  • Câu D. Đồng

Xem đáp án và giải thích
Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Em hãy mô tả cách tiến hành thí nghiệm chuyển đổi từ một dung dịch muối ăn chưa bão hòa thành một dung dịch bão hòa (ở nhiệt độ phòng).


Đáp án:

Thí nghiệm: cho thêm vào ống nghiệm một lượng muối ăn đến khi dung dịch không hòa tan thêm được muối ăn nữa, ta được dung dịch muối ăn bão hòa.

Xem đáp án và giải thích
Điều chế NaCl
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phản ứng tạo NaCl từ Na và Cl2 có ΔH = -98,25 kcal/mol. Nếu tiến hành phản ứng giữa 46 gam Na với 71 gam Cl2 trong bình kín bằng thép, đặt chìm trong một bể chứa 10 lít nước ở 25°C thì sau phản ứng hoàn toàn nhiệt độ của nước trong bể là (biết nhiệt dung riêng của nước là 4,186 J/g.K và nhiệt lượng sinh ra truyền hết cho nước)

Đáp án:
  • Câu A. 5,350°C

  • Câu B. 44,650°C

  • Câu C. 34,825°C

  • Câu D. 15,175°C

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cặp chất nào sau đây không phản ứng được với nhau?

Đáp án:
  • Câu A. Anilin + nước Br2

  • Câu B. Glucozơ + dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng.

  • Câu C. Metyl acrylat + H2 (xt Ni, t0)

  • Câu D. Amilozơ + Cu(OH)2.

Xem đáp án và giải thích
Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau: a. CH3-CH=CH2. b. CH2=CCl-CH=CH2. c. CH2=C(CH3)-CH=CH2. d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic). e. NH2-[CH2]10COOH.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Gọi tên các phản ứng và viết phương trình hóa học của phản ứng polime hóa các monome sau:

a. CH3-CH=CH2.

b. CH2=CCl-CH=CH2.

c. CH2=C(CH3)-CH=CH2.

d. CH2OH-CH2OH và m-C6H4(COOH)2(axit isophtalic).

e. NH2-[CH2]10COOH.


Đáp án:

Các phản ứng a,b,c là các phản ứng trùng hợp; d,e là các phản ứng trùng ngưng

a. nCH3-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH(CH3)-CH2-)n  

b. nCH2=CCl-CH=CH2 --t0,xt--> (-CH2-CCl=CH-CH2-)n

c. nCH2=C(CH3)-CH=CH2  --t0,xt-->  (-CH2-C(CH3)=CH-CH2-)n

d. nCH2OH-CH2 OH + m-HOOC-C6H4-COOH    --t0,xt--> (-O-CH2-CH2-O-OC-C6H4-CO-)n

e. nNH2-[CH2]10-COOH  --t0,xt-->  (-NH-[CH2]10-CO-)n

 

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

okviprút tiền shbet
Loading…