Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không? a) Clo. b) Hiđro clorua. Hãy viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng thí nghiệm nào có thể kiểm tra được khí nitơ có lẫn tạp chất sau đây hay không?

a) Clo.

b) Hiđro clorua.

Hãy viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Cho hỗn hợp khí qua dung dịch KI, nếu thấy dung dịch chuyển sang màu nâu thì hỗn hợp có lẫn Cl2:

Cl2 + 2KI -> 2KCl + I2

b) Cho hỗn hợp qua dung dịch AgNO3 nếu có kết tủa trắng là hỗn hợp có HCl:

HCl + AgNO3 -> AgCl↓ + HNO3.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren


Đáp án:

Phenol ít tan trong nước, khi cho dung dịch NaOH vào các mẫu thử, mẫu thử mà phản ứng với NaOH tạo dung dịch đồng nhất đó là phenol. Các mẫu thử còn lại không có hiện tượng gì.

Cho dung dịch brom vào các mẫu thử còn lại, mẫu thử làm mất màu nước brom là stiren, mẫu thử tạo kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì là benzen.

C6H5OH + NaOH → C6H5ONa + H2O

C6H5CH=CH2 + Br2 → C6H5CHBr-CH2Br.

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2NH2(Br)3 + 3HBr.

Xem đáp án và giải thích
Dạng bài đếm số phản ứng thu được chất rắn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Tiến hành các thí nghiệm sau : (a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho Al2O3 vào dung dịch HCl loãng dư (c) Cho Cu vào dung dịch HCl đặc nóng dư (d) Cho Ba(OH)2 vào dung dịch KHCO3 Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được chất rắn là :


Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 1

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Không khí bị ô nhiễm có thể gây ra những tác hại gì? Phải làm gì để bảo vệ không khí trong lành?


Đáp án:

Không khí bị ô nhiễm, không những gây tác hại đến sức khỏe con người và đời sống thực vật mà còn phá hoại dần những công trình xây dựng như cầu cống, nhà cửa, di tích lịch sử...

Bảo vệ không khí trong lành ta phải làm:

Phải xử lí khí thải các nhà máy các lò đốt, các phương tiện giao thông ... để hạn chế mức thấp nhất việc thải ra khí quyển các khí có hại như CO, CO2, bụi, khói,...

Bảo vệ rừng trồng rừng, trồng cây xanh, là những biện pháp tích cực bảo vệ không khí trong lành.

Xem đáp án và giải thích
Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH. a) Tính nồng độ mol của dung dịch này. b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong 800ml của một dung dịch có chứa 8g NaOH.

a) Tính nồng độ mol của dung dịch này.

b) Phải thêm bao nhiêu ml nước vào 200ml dung dịch này để được dung dịch NaOH 0,1M?


Đáp án:

a)

nNaOH = 0,2 mol; 800ml = 0,8l

CM = 0,2/0,8 = 0,25 mol/l

b) nNaOH có trong 200ml dung dịch NaOH 0,25M là

nNaOH = (200.0,25)/1000 = 0,05 mol

Vdd = 0,05/0,1 = 0,5l = 500 ml

Xem đáp án và giải thích
Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các dung dịch: Glucozơ, glixerol, fomandehit, etanol. Thuốc thử nào có thể phân biệt được cả 4 dung dịch trên ?


Đáp án:

PTHH:

2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O

2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O

C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O

HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ - gạch) + 6H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…