Cho 1,3g Zn và 0,56g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 1,3g Zn và 0,56g Fe tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được V lít khí (đktc). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 0,448

  • Câu B. 0,224

  • Câu C. 6,72

  • Câu D. 0,672 Đáp án đúng

Giải thích:

nZn = 0,02 mol, nFe = 0,01 mol

khí sinh ra là H2

Bảo toàn số mol e ta có: 2nZn + 2nFe = 2nkhí → nkhí = 0,03 mol

→ V = 0,03.22,4 = 0,672 lít.

Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Phản ứng thế là gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Phản ứng thế là gì?


Đáp án:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Ví dụ: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2

Nhận xét: Nguyên tử Zn đã thay thế nguyên tử H trong hợp chất HCl.

Xem đáp án và giải thích
So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm : a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3. b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh bản chất hoá học của phản ứng xảy ra trong hai thí nghiệm :

a)  Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

b)  Điện phân dung dịch AgNO3với các điện cực bằng đồng.

 


Đáp án:

a) Thí nghiệm 1:   Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag

Cu khử trực tiếp Ag+ thành Ag, Cu bị oxi hoá thành Cu2+

b) Thí nghiệm 2 : 

Ở catot, Ag+ bị khử thành Ag. Ở anot, Cu bị oxi hoá thành Cu2+ tan vào dung dịch. Sau khi các ion Ag+ có trong dung dịch AgNO3 bị khử hết sẽ đến lượt các ion Cu2+ bị khử thành Cu bám trên catot.

Trong hai thí nghiệm :

Giống nhau : các phản ứng đều là phản ứng oxi hoá - khử.

Khác nhau : ở thí nghiệm 1, phản ứng oxi hoá - khử không cần dòng điện, ở thí nghiệm 2, phản ứng oxi hoá - khử xảy ra nhờ có dòng điện một chiều.



Xem đáp án và giải thích
Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau: a) MgSO4. b) CuCl2. c) AgNO3. d) HCl. Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích và viết phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thả một mảnh nhôm vào các ống nghiệm chứa các dung dịch sau:

a) MgSO4.

b) CuCl2.

c) AgNO3.

d) HCl.

Cho biết hiện tượng xảy ra? Giải thích và viết phương trình hóa học.


Đáp án:

a) Không có phản ứng, vì hoạt động hóa học của Mg > Al.

b) Al tan dần, màu xanh lam của dung dịch nhạt dần, có chất rắn màu đỏ bám vào bề mặt nhôm.

2Al + 3CuCl2 → 2AlCl3 + 3Cu ↓

c) Al tan dần, có chất rắn màu xám bám ngoài Al.

Al + 3AgNO3 → Al(NO3)3 + 3Ag ↓

d) Có khí hiđro bay lên:

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 ↑ .

Xem đáp án và giải thích
Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ……g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng …….g kết hợp với nhau tạo thành một …… CuS có khối lượng …..g.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy điền những chữ và số thích hợp vào chỗ trống trong câu sau: Một mol nguyên tử Cu có khối lượng ……g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng …….g kết hợp với nhau tạo thành một …… CuS có khối lượng …..g.


Đáp án:

Một mol nguyên tử Cu có khối lượng 64 g và một mol nguyên tử lưu huỳnh có khối lượng 32 g kết hợp với nhau tạo thành một mol phân tử CuS có khối lượng 96g.

Xem đáp án và giải thích
Hãy giải thích: a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông. b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy giải thích:

a) Tại sao không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửa, trong khi đó người ta có thể nấu chảy nhựa đường để làm giao thông.

b) Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc bình chứa khí cacbonic.


Đáp án:

a. Không được để các bình chứa xăng, dầu (gồm các ankan) gần lửu là vì: xăng dầu gồm các ankan mạch ngắn, dễ bay hơi, nên dễ bắt lửa. Nhưng người ta có thể nấu chảy nhựa đường( trong thành phần cùng có các ankan) để làm đường giao thông vì nhựa đường gồm các ankan có mạch cacbon rất lớn, khó bay hơi và kém bắt lửa.

b. Không dùng nước để dập các đám cháy xăng, dầu mà phải dùng cát hoặc các bình chứa khí cacbonic là vi: xăng, dầu nhẹ hơn nước; khi dùng nước thì xăng, dầu sẽ nổi lên trên mặt nước, làm cho đám cháy cháy to hơn. Còn khi sử dụng cát hoặc bình chứa khí cacbonic thì sẽ ngăn cản xăng, dầu tiếp xúc với oxi không khí là cho đám cháy bị dập tắt.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Xoilac Tvxoilac tv
Loading…