Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp gồm 1 amin no đơn chức mạch hở X và 1 amin không no đơn chức mạch hở Y có 1 nối đôi C=C có cùng số nguyên tử C với X cần 55,44 lít O2(đktc) thu được hỗn hợp khí và hơi trong đó nCO2 : nH2O = 10:13 và 5,6 lít N2 (đktc). Khối lượng của hỗn hợp amin ban đầu là:

Đáp án:
  • Câu A. 35,9 gam

  • Câu B. 21,9 gam

  • Câu C. 29 gam

  • Câu D. 28,9 gam Đáp án đúng

Giải thích:

Giả sử X, Y + 2,475 mol O2 → x mol CO2 + y mol H2O + 0,25 mol N2 Theo đề bài ⇒ x/y = 10/13 Bảo toàn nguyên tố oxi → 2x + y = 2.2,475 Tìm được x = 1,5 mol; y = 1,95 mol Bảo toàn Khối lượng: ⇒ mX + mY = mC + mH + mN = 1,5.12 + 1,95.2 + 0,25.28 = 28,9 g → Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về tính chất hóa học của vang
- Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại?


Đáp án:
  • Câu A. Không có chất nào.

  • Câu B. Axit HNO3 đặc nóng.

  • Câu C. Dung dịch H2SO4 đặc nóng.

  • Câu D. Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, nếu 30 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2C03.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của dung dịch HCl, nếu 30 ml dung dịch này phản ứng vừa đủ với 0,2544 g Na2C03.



Đáp án:

Na2C03 + 2HCl  C02 + H20 + 2NaCl

1 mol         2 mol

 mol 

Trong 30 ml dd HCl chứa 4,8.10-3 mol HCl

Trong 1000 ml dd HCl chứa ( = 0,16 (mol)

 [HCl] = 0,16 mol/l




Xem đáp án và giải thích
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Xem đáp án và giải thích
Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho thí dụ về các loại polime có tính dẻo, tính đàn hồi và tính dai bền có thể kéo thành tơ


Đáp án:

 Polime có tính dẻo: PE, PVC, poli(metylmetacrylat)

Polime có tính đàn hồi : cao su thiên nhiên, cao su buna

Polime có tính dai, bền : nilon – 6,6; tơ lapsan ,...

Xem đáp án và giải thích
Có các dung dịch : HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các dung dịch : HCl, HNO3, NaOH, AgNO3, NaNO3. Chỉ dùng thêm chất nào sau đây để nhận biết các dung dịch trên



Đáp án:

Cho Cu vào các dung dịch trên:

- Không có phản ứng là: HCl, NaIH, NaNO3.

- Có phản ứng là:

          + 3Cu + 8HNO⟶ 3Cu(NO3)2 +2NO↑ + 4H2O

Khí NO hóa nâu trong không khí:

           2NO + O2 ⟶ 2NO2

          + Cu + 2AgNO3 ⟶ Cu(NO3)2 +2Ag↓

- Lấy dung dịch AgNO3 để nhận ra dung dịch HCl (Kết tủa AgCl trắng), nhận ra dung dịch NAOH (Kết tủa Ag2O đen)

- Còn lại là dung dịch NaNO3.




Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

rút tiền shbet
Loading…