Cho 0,15 mol axit Glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch A. Cho KOH dư vào dung dịch A. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol KOH
Coi hỗn hợp phản ứng với KOH gồm H2N-C3H5-(COOH)2 và HCl
HCl + KOH → KCl + H2O
0,35mol → 0,35 mol
H2N- C3H5-(COOH)2+ 2KOH → H2N-C3H5-(COOK)2+ 2H2O
0,15 → 0,3 mol
Số mol KOH = 0,35 + 0,3 = 0,65
Câu A. Glyxin.
Câu B. Triolein.
Câu C. Etyl aminoaxetat.
Câu D. Anilin.
Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
Độ điện li α của CH3COOH sẽ biến đổi như thế nào?
a) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch HCl.
b) Khi pha loãng dung dịch.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH.
Xét cân bằng: CH3COOH ↔ H+ + CH3COO-
a) Khi thêm HCl nồng độ [H+] tăng ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch tạo CH3COOH ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra ít ⇒ α giảm.
b) Khi pha loãng dung dịch, các ion dương và ion âm ở cách xa nhau hơn ít có điều kiện để va chạm vào nhau để tạo lại phân tử ⇒ α tăng.
α = căn bậc 2 của [KA/C]
Như vậy, V tăng ⇒ C = n/V giảm và KA không đổi
⇒ KA/C tăng ⇒ α tăng.
c) Khi nhỏ vào vài giọt dung dịch NaOH, ion OH- điện li ra từ NaOH sẽ lấy H+ :
H+ + OH- → H2O, làm nồng độ H+ gảm ⇒ cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận ⇒ số mol H+ và CH3COO- điện li ra nhiều ⇒ α tăng.
Khi phân hủy thuốc tím KMnO4 (chất rắn, màu tím đậm) ở nhiệt độ cao, thuốc tím phân hủy thành kali mangannat K2MnO4 (rắn), mangan đioxit MnO2 (rắn) và khí oxi.
- Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
- So sánh khối lượng của chất rắn thu được sau phản ứng với khối lượng của chất rắn ban đầu. Giải thích.
Phương trình hoá học:
Khối lượng của chất rắn sau khi phản ứng nhỏ hơn khối lượng của chất rắn ban đầu vì mất đi một lượng khí oxi hay ta có phương trình về khối lượng của các chất phản ứng và sản phẩm phản ứng như sau:
mchất phản ứng = mchất rắn sau phản ứng + mchất khí
mchất rắn sau phản ứng = mchất phản ứng - mchất khí
Có 3 ống nghiệm đều chứa dung dịch KMnO4 loãng. Cho vài giọt hexan vào ống nghiệm thứ nhất, vài giọt hex-1-en vào ống nghiệm thứ hai. Lắc đều cả 3 ống nghiệm, để yên thì thu được kết quả như ở hình 6.5.(SGK)
a) Ống nghiệm thứ nhất và thứ hai đã chuyển thành ống nghiệm nào ở hình 6.5?
b) Giải thích kết quả thí nghiệm và viết phương trình hóa học của phản ứng.
a) Ống nghiệm thứ nhất chuyển thành ống nghiệm b vì hexan không tác dụng với KMnO4, không tan trong KMnO4 nên chúng tách thành hai lớp. Ống nghiệm thứ hai chuyển thành ống nghiệm c vì hex-1-en tác dụng với KMnO4, làm mất màu dung dịch KMnO4, tạo ra sản phẩm không tan, tách thành hai lớp.
b) 3CH3-(CH2)3-CH=CH2 + 2KMnO4 + 4H2O→3CH3-(CH2)3-CHOH-CH2(OH) + 2KOH + 2MnO2.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là gì?
nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,18mol
nH2O > nCO2 ⇒ X là ankan; nankan = nH2O – nCO2 = 0,08
Gọi công thức trung bình của X là:
nCO2 = 0,1; nankan = 0,08 ⇒ ntb = 1,25 ⇒ 2 ankan là: CH4 và C2H6
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.
rút tiền shbet