Bài toán Mg tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 2,4 gam Mg bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (ở đktc). Giá trị của V là


Đáp án:
  • Câu A. 2,24. Đáp án đúng

  • Câu B. 3,36.

  • Câu C. 4,48.

  • Câu D. 5,60.

Giải thích:

Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2 => nH2 = nMg = 0,1 mol => VH2 = 2,24 lit Đáp án A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đien được phân loại như thế nào? Mỗi loại cho 1 ví dụ.


Đáp án:

Tùy theo vị trí tương hỗ của hai nối đôi, người ta chia ankađien thành ba loại.

Ankađien có hai nối đôi ở cách nhau ít nhất hai nối đơn.

Ví dụ: CH2=CH-CH2-CH2-CH=CH2: hexa-1,5-đien.

Ankađien có hai nối đôi liền nhau.

Ví dụ: CH2=C=CH2: propa-1,2-đien.

Ankađien có hai nối đôi cách nhau chỉ một nối đơn (ankađien liên hợp)

Ví dụ: CH2=CH-CH=CH2: Buta-1,3-đien.

Xem đáp án và giải thích
Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. đẻ trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Từ 180 gam glucozo, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. đẻ trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là bao nhiêu?


Đáp án:

C6H12O6 → 2C2H5OH → 2CH3COOH

CH3COOH + NaOH → CH3COONa + H2O

nNaOH = 0,72.0,2 = 0,144 (mol)

Ta có: 0,1.2.0,8.h/100 = 0,144 ⇒ h = 90%

Xem đáp án và giải thích
Trong số các hợp chất dưới đây hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất. a) Khí ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau. b) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, và 4O liên kết với nhau. c) Chất natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2Na, 1C và 3O liên kết với nhau. d) Khí flo có phân tử gồm 2F liên kết với nhau. e) Rượu etylic (cồn) có phân tử gồm 2C, 6H, và 1O liên kết với nhau. f) Đường có phân tử gồm 12C, 22H, và 11O liên kết với nhau.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong số các hợp chất dưới đây hãy chỉ ra và giải thích chất nào là đơn chất, là hợp chất.

   a) Khí ozon có phân tử gồm 3O liên kết với nhau.

   b) Axit photphoric có phân tử gồm 3H, 1P, và 4O liên kết với nhau.

   c) Chất natri cacbonat (sođa) có phân tử gồm 2Na, 1C và 3O liên kết với nhau.

   d) Khí flo có phân tử gồm 2F liên kết với nhau.

   e) Rượu etylic (cồn) có phân tử gồm 2C, 6H, và 1O liên kết với nhau.

   f) Đường có phân tử gồm 12C, 22H, và 11O liên kết với nhau.


Đáp án:

a) Khí ozon là đơn chất vì phân tử gồm3 nguyên tử của 1 nguyên tố hóa học (O) tạo nên.

b) Axit photphoric là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học (H, P, O) tạo nên.

c) Natri cacbonat là hợp chất vì phân tử gồm 3 nguyên tố hóa học (Na, C, O) tạo nên.

d) Khí flo là đơn chất vì phân tử vì phân tử do 1 nguyên tố hóa học (F) tạo nên.

e) Rượu etylic là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học ( C, H, O) tạo nên.

f) Đường là hợp chất vì phân tử do 3 nguyên tố hóa học (C, H, O) tạo nên.

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. Tìm CTĐGN của X?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 1,52 gam chất X cần 0,56 lit oxi (đkc), thu được hh khí gồm CO2, N2 và hơi nước. Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại có khối lượng là 1,6 gam và có tỷ khối hơi đối với hiđro là 20. Tìm CTĐGN của X?


Đáp án:

Sau khi ngưng tụ hơi nước hỗn hợp khí còn lại là CO2 (a mol) và N2 (b mol)

    Ta có mhỗn hợp khí = mCO2 + mN2 = 44a + 28b = 1,6

d(hh/H2) = (44a + 28b)/ (a + b) = 2.20

  a = 0,03 mol; b = 0,01 mol.

    - Đặt X là CxHyOzNt

    nC = nCO2 = 0,03 mol.

    nN = 2 × nN2 = 2 × 0,01 = 0,02 mol.

    mH2O = mX + mO2 - mCO2 - mH2O = 1,52 + 0,025 × 32 - 0,03 × 44 - 0,01 × 28 = 0,72 gam.

    nH = 2 × nH2O = 2 × 0,72/18 = 0,08 mol.

    nH2O = nO trong CO2 + nO trong H2O = 0,03 × 2 + 0,04 - 0,025 × 2 = 0,05 mol.

    Ta có x: y: z: t = nC: n :H nO: nN = 0,03: 0,08: 0,05: 0,02 = 3: 8: 5: 2

    Vậy CTĐGN là C3H8O5N2

Xem đáp án và giải thích
Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nham thạch do núi lửa phun ra là chất gì?


Đáp án:

Bên dưới vỏ trái đất là lớp dung nham gọi là macma ở độ sâu từ 75 km – 3000 km. Nhiệt độ của lớp dung nham này rất cao 2000 – 25000C và áp suất rất lớn. Khi vở trái đất vận động, ở những nơi có cấu tạo mỏng, có vết nứt gãy thì lớp dug nham này phun ra ngoài sau một tiếng nổ lớn. Macma cấu tạo ở dạng bán lỏng gồm silicat của sắt và mangie. Dung nham thoát ra ngoài sẽ nguội dần và rắn lại thành nham thạch.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

SONCLUB
Loading…